Cúm A: 4 mẹo dân gian hỗ trợ điều trị bệnh tại nhà hiệu quả, an toàn

18:41 | 03/08/2022

Khi mắc cúm A ở mức độ nhẹ, sử dụng mẹo dân gian có thể giúp cơ thể ngăn chặn virus gây bệnh, giảm nhanh các triệu chứng, tăng cường khả năng miễn dịch... Vậy những mẹo đó là gì? Hãy tìm hiểu bài viết dưới đây.

Theo ThS.BS Trần Thanh Long, Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM, khi cúm A vẫn chưa có triệu chứng nặng, người bệnh có thể áp dụng mẹo dân gian tại nhà để hỗ trợ điều trị bệnh, giúp cơ thể ngăn chặn virus gây bệnh, giảm đau, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể... Vậy những mẹo đó là gì?

Xông hơi

Xông hơi có tác dụng làm giãn mạch ngoại biên, giúp kích thích tuyến mồ hôi hoạt động, đào thải các chất độc trong cơ thể ra ngoài. Ngoài ra, xông hơi giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, cải thiện tuần hoàn, giảm huyết áp đồng thời thúc đẩy chữa lành vết thương.

Nguyên liệu thường dùng: lá chanh, sả, hương nhu, bưởi, tía tô, kinh giới, hoắc hương, quế, gừng, bạc hà, húng chanh, tre, dâu... 

Cách làm: rửa sạch các loại lá và cho vào nồi đun sôi. Khi nước sôi, nên để thêm 5 phút rồi tắt bếp. 

Cách xông hơi: đặt nồi xông tại nơi kín gió sau đó trùm chăn kín người với nồi xông. Mở nắp từ từ để hơi trong nồi tỏa ra. Xông trong khoảng 10-20 phút. Khi thấy mồ hôi đã tiết ra khắp người thì dừng và lau khô mồ hôi bằng khăn sạch. Uống một cốc nước ấm hoặc trà gừng sau khi xông hơi để bổ sung thêm nước trong cơ thể và tăng hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh.

Người cúm A có thể xông hơi để hỗ trợ điều trị bệnh tại nhà.

Người cúm A có thể xông hơi để hỗ trợ điều trị bệnh tại nhà.

Trà gừng

Trong gừng có chứa gingerol có hoạt tính chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp cơ thể chống lại virus gây bệnh, giảm đau, chống viêm và tiêu sưng... Bên cạnh đó, gừng có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, giảm buồn nôn, ngăn tình trạng đầy hơi hay khó tiêu, kích thích sự thèm ăn cho người bệnh.

Cách làm: Sử dụng 1 củ gừng tươi, cạo sạch vỏ rồi thái thành từng lát mỏng. Cho vài lát gừng vào nước ấm và chờ khoảng 5 phút. Sau đó, cho thêm 1 thìa cà phê mật ong hoặc đường phèn vào khuấy đều và sử dụng. Người bệnh có thể sử dụng 250mg đến 1g bột gừng khô nếu không có sẵn gừng tươi.

Lưu ý:

Gừng có tính cay, nóng nên khi sử dụng quá nhiều có thể gây nóng trong người.Trong một số trường hợp gừng có thể gây ợ chua, tiêu chảy và kích ứng miệng.Phụ nữ có thai không nên sử dụng quá nhiều gừng.

Người cúm A nên bổ sung thêm trà gừng để cơ thể nhanh chóng đào thải virus.

Người cúm A nên bổ sung thêm trà gừng để cơ thể nhanh chóng đào thải virus.

Tỏi

Tỏi có chứa hợp chất allicin, khi tỏi được nghiền nát, hợp chất này biến thành allicin chứa lưu huỳnh, có khả năng tăng cường phản ứng chống lại bệnh tật của một số loại tế bào bạch cầu trong cơ thể khi chúng gặp phải virus cúm A. 

Cách làm: giã nhỏ tỏi rồi cho thêm một ít nước muối sinh lý và chắt lấy nước. Sau đó, nhỏ 1-2 giọt vào hai lỗ mũi.

Ngoài ra, nếu ăn được tỏi sống, người bệnh có thể trực tiếp sử dụng tỏi sống.  Mỗi ngày ăn từ 1-3 tép tỏi (10g).

Lưu ý: 

Nếu sử dụng quá nhiều tỏi sẽ gây ra tình trạng ngộ độc.Không ăn tỏi sống khi đang đói vì có thể gây tác động xấu đến hệ tiêu hóa.Người có bệnh lý về gan, thai phụ, người đang điều trị HIV/AIDS, người có thể trạng suy yếu không nên ăn tỏi sống nhiều.Tuyệt đối không ăn tỏi sống cùng: cá trắm, thịt chó, thịt gà, trứng,...

Tỏi giúp chống lại một số loại virus tấn công cơ thể.

Tỏi giúp chống lại một số loại virus tấn công cơ thể.

Chanh, mật ong và sả

Mật ong thường được kết hợp với chanh, sả để thông mũi và cổ họng, giúp giữ ấm toàn thân và làm dịu cơn ho. Hỗn hợp này còn có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, chống ký sinh trùng đặc biệt là chống viêm... từ đó hỗ trợ điều trị cúm A hiệu quả. Người bệnh nên uống 3 lần vào buổi sáng, trưa, tối trong một ngày. Mỗi lần uống khoảng 100ml/lần để bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể.

Cách làm: thái lát (thái cả vỏ) 1-2 quả chanh rồi lấy khoảng 3 nhánh sả, đun sôi với 1 lít nước. Sau đó, chắt lấy nước, để ấm, pha thêm 1-2 thìa cà phê mật ong rồi khuấy đều và sử dụng.

Chú ý: Nếu bệnh có các biểu hiện nặng như: sốt cao, khó thở, tím tái… thì người bệnh nên tìm đến các cơ sở y tế để có thể được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Tin cùng chuyên mục

Thêm một loại rau 'hoàng đế' bổ ngang nhân sâm, tổ yến, đây là 9 công dụng tuyệt vời với sức khỏe

Thêm một loại rau 'hoàng đế' bổ ngang nhân sâm, tổ yến, đây là 9 công dụng tuyệt vời với sức khỏe

7:29 | 25/04/2024

Măng tây được biết có đặc tính chống viêm, giúp bảo vệ cơ thể trước nguy cơ bị bệnh tim và bệnh tiểu đường týp 2...

Đo huyết áp, huyết áp cao bao nhiêu thì cần dùng thuốc?

Đo huyết áp, huyết áp cao bao nhiêu thì cần dùng thuốc?

7:28 | 23/04/2024

Người bệnh cao huyết áp cần đến cơ sở y tế uy tín để kiểm tra chính xác, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên thích hợp về việc có cần uống thuốc hay không.

Thời điểm đo huyết áp cho kết quả chính xác nhất, đây là những việc cần làm khi đo huyết áp tại nhà

Thời điểm đo huyết áp cho kết quả chính xác nhất, đây là những việc cần làm khi đo huyết áp tại nhà

8:27 | 21/04/2024

Để có kết quả đo huyết áp chính xác nhất, bạn nên đo vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Đa phần mọi người nên thực hiện đo huyết áp vào khoảng 30 phút từ khi thức dậy, sau khi đi vệ sinh và trước bữa sáng.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.