Cúm A và cúm thường khác nhau như thế nào?

14:19 | 25/07/2022

Cúm A và cúm thường là hai bệnh rất dễ mắc phải khi thời tiết thay đổi. Với những triệu chứng tương đồng nhưng hai bệnh này có mức độ nguy hiểm khác nhau. Vậy có thể phân biệt cúm A và cúm thường bằng cách nào?

BSCKI Nguyễn Hồng Phúc (Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc) cho biết, với những triệu chứng tương đồng lại cùng gây ra bởi virus, cúm thường và cúm A thường bị nhầm lẫn là một, rất khó phân biệt. Tuy nhiên mức độ nguy hiểm và triệu chứng đặc thù của hai bệnh này là hoàn toàn khác nhau.

 1. Cúm A là gì? Cúm thường là gì?

1.1. Cúm A

Cúm A và cúm thường đều là những bệnh gây ra bởi virus. Tuy nhiên mức độ nguy hiểm của hai bệnh này là hoàn toàn khác nhau. Cúm thường (cảm cúm) thường nhẹ, nhanh khỏi sau vài ngày và ít gây ra các biến chứng nguy hiểm. Trong khi đó, cúm A là bệnh nguy hiểm, tiến triển nhanh và khó kiểm soát, dễ gây biến chứng.

Cúm A là một dạng nhiễm trùng cấp tính đường hô hấp, bệnh thường xảy ra khi thời tiết thay đổi đặc biệt vào mùa đông - xuân, khi chuyển giao giữa hai mùa (cúm do mùa). Bệnh Cúm A gây ra bởi các chủng của virus cúm A, bao gồm: H1N1, H5N1, H7N9. Chủng virus này có khả năng lây lan nhanh, dễ tiến triển nặng thành dịch bệnh.

Cúm A lây lan qua đường hô hấp thông qua các hạt bụi, giọt nước li ti dính virus khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc qua tiếp xúc với các đồ vật nhiễm virus rồi đưa lên mắt, mũi, miệng. Do đó, bệnh cúm A lây lan nhanh chóng trong cộng đồng, đặc biệt là những nơi tập trung nhiều người như các lễ hội mùa xuân, trường học, khu vui chơi…

Hầu hết những người nhiễm cúm A có thể khỏi bệnh mà không cần dùng đến điều trị thuốc. Tuy nhiên, có một số trường hợp nhập viện và tử vong vì nhiễm virus này. Cúm A có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho trẻ em, phụ nữ mang thai, người già.

 1.2. Cúm thường

Cúm thường hay còn được gọi là cảm cúm hay cảm lạnh. Đây là một nhóm các triệu chứng ở đường hô hấp trên do hơn 200 loại virus gây ra. Chúng thường phát triển mạnh ở điều kiện ẩm ướt, mát mẻ, nhiệt độ thấp, đặc biệt vào mùa thu đông. Trong số các loại virus gây nên bệnh cúm thường thì virus Rhinovirus là loại thường gặp nhất và gây bệnh ở mũi.

Bệnh cảm cúm thường nhẹ, nhanh khỏi sau vài ngày và ít gây ra các biến chứng nguy hiểm. Virus lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp, dịch tiết mũi họng từ người sang người hoặc lây qua đường tiếp xúc với vật bị nhiễm bệnh. Các triệu chứng của cảm lạnh thông thường kéo dài khoảng một tuần và virus này dễ lây lan trong thời gian nhiễm bệnh.

Cúm A và cúm thường là bệnh lây qua đường hô hấp.

Cúm A và cúm thường là bệnh lây qua đường hô hấp.

2. Triệu chứng của cúm A và cúm thường

2.1. Triệu chứng của cúm A:

Ho, khó thở.

Đau đầu, mệt mỏi, đau nhức xương, lười vận động.

Sưng hạch hầu họng, viêm, đau nhức vòm họng.

Sốt cao trên 38.5 độ.

Tê bì chân tay.

Buồn nôn.

Trẻ nhỏ: Mệt mỏi, quấy khóc, bỏ bú, nôn trớ, tiêu chảy, háo nước.

Bệnh cúm mùa tiến triển thường lành tính, nhưng cũng có thể biến chứng nặng và nguy hiểm hơn ở những người có bệnh lý mạn tính về tim mạch và hô hấp, người bị suy giảm miễn dịch, người già (> 65 tuổi), trẻ em (< 5 tuổi) và phụ nữ có thai. Rất khó phân biệt cúm thường và Cúm A thông qua mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Cần xem xét kỹ lưỡng các triệu chứng bệnh kết hợp với các chẩn đoán cận lâm sàng để xác định được là bệnh cúm thường hay Cúm A để sớm có hướng xử lý kịp thời.

2.2. Cúm thường

Chảy nước mũi.

Hắt hơi nhiều có khi liên tục.

Nghẹt mũi, sổ mũi.

Đau đầu.

Ho kèm sốt nhẹ.

Người mệt mỏi, nhức cơ nhẹ.

Các triệu chứng bệnh cảm cúm thông thường chỉ dừng ở mức độ nhẹ và dễ điều trị, chóng khỏi trong vài ba ngày, đôi khi một tuần. Nếu được kê thuốc và điều trị chính xác sẽ nhanh khỏi và hầu như không để lại biến chứng gì.

3. Diễn biến các giai đoạn của bệnh cúm A và cúm thường

3.1. Cúm A

Thời gian ủ bệnh: Trong giai đoạn đầu khi trẻ nhiễm virus cúm, bệnh có thể ủ từ 2-8 ngày thậm chí là kéo dài đến hơn 15 ngày. Với những trẻ lần đầu phơi nhiễm virus cúm A có thể khó xác định thời gian ủ bệnh. Vậy nên thông thường, chỉ tính 7 ngày cho thời gian ủ bệnh từ sau khi trẻ tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm cúm A. 

Giai đoạn lâm sàng: Trong khoảng từ 3-5 ngày, dấu hiệu của bệnh cúm A ở trẻ em có thể có những triệu chứng cơ bản: ho, sốt, sổ mũi, nghẹt mũi, mệt mỏi và quấy khóc… Trong một số trường hợp, nếu áp dụng điều trị tốt khi phát hiện kịp thời, các triệu chứng này sẽ hết sau khoảng 5-7 ngày. 

Nếu được phát hiện và kịp thời điều trị, trẻ mắc bệnh cúm A có thể khỏi bệnh trong vòng 7 – 10 ngày. Sau 5 ngày, bệnh nhân thường hết sốt, sổ mũi và đau đầu; nhưng ho và mệt mỏi có thể còn tiếp tục kéo dài. Tất cả các triệu chứng của bệnh thường biến mất hoàn toàn sau khoảng 1-2 tuần.

3.2. Cúm thường

Thời gian ủ bệnh 1 - 4 ngày.

Thời kỳ bị lây: có thể bắt đầu trước khi sốt 1 ngày, kéo dài tới 7 ngày ở người lớn thậm chí là nhiều tháng ở người bị suy giảm miễn dịch.

Cúm thường và cúm A thường bị nhầm lẫn là một, tuy nhiên mức độ nguy hiểm và triệu chứng đặc thù của hai bệnh này là hoàn toàn khác nhau.

Cúm thường và cúm A thường bị nhầm lẫn là một, tuy nhiên mức độ nguy hiểm và triệu chứng đặc thù của hai bệnh này là hoàn toàn khác nhau.

4. Cúm A và cúm thường có thể gây ra biến chứng

4.1. Cúm A

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc cúm A và nguy cơ cao gặp các biến chứng do hệ miễn dịch còn chưa phát triển toàn diện. Triệu chứng cúm A ở trẻ nhỏ có thể dễ nhầm lẫn. Nếu chủ quan bỏ qua giai đoạn đầu điều trị có thể khiến bệnh tiến triển nặng. Đặc biệt, ở những trẻ có bệnh nền như hen suyễn, có bất thường về thần kinh, trẻ có bệnh mãn tính, tim mạch, bệnh về máu, nội tiết, thận, gan hoặc bệnh lý rối loạn chuyển hóa, thừa cân, sử dụng corticoid, aspirin hoặc hóa trị liệu kéo dài, trẻ nhiễm HIV thường có nguy cơ gặp những biến chứng cao hơn so với những đứa trẻ bình thường.

Một số biến chứng có thể xảy ra khi trẻ mắc cúm A gồm: suy hô hấp, viêm tai giữa, viêm phổi, viêm thanh khí phế quản, viêm màng não, viêm cơ tim, nhiễm khuẩn thứ phát,… Những biến chứng do cúm A gây ra nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, tính mạng và sự phát triển sau này.

4.2. Cúm thường

Bệnh cúm thường diễn ra quanh năm, thường bị mọi người nhầm lẫn với bệnh cảm nên nhiều người xem nhẹ bệnh. Chính vì sự chủ quan này mà nhiều trường hợp mắc bệnh không điều trị hoặc điều trị quá muộn đã khiến bệnh chuyển nặng để lại những biến chứng nguy hiểm như: Viêm phổi, suy hô hấp.

Đối với phụ nữ mang thai nhiễm cúm trong 3 tháng đầu có khả năng sảy thai, thai chết lưu, hoặc thau di bị dị tật.

Biến chứng nguy hiểm nhất của cúm là hội chứng Reye (gây sưng phù ở gan và não). Mặc dù đây là hội chứng hiếm gặp nhưng rất nghiêm trọng, tỷ lệ tử vong cao. Hội chứng này thường hay gặp nhất ở trẻ em từ 2-16 tuổi. Reye xuất hiện chỉ sau vài ngày bị cúm, khi các triệu chứng có dấu hiệu giảm dần, trẻ đột nhiên nôn mửa, chuyển sang mê sảng, co giật đi vào hôn mê sâu rồi tử vong.

5. Cách điều trị bệnh cúm A và cúm thường

5.1. Điều trị cúm A

Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị cho bệnh cúm A. Tuy vậy, người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc hạ sốt, vitamin (đặc biệt là vitamin C) hỗ trợ tăng sức đề kháng. Những loại thuốc, vitamin này cần được kê đơn từ bác sĩ, tránh trường hợp tự ý mua thuốc, đặc biệt là không được sử dụng aspirin, dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh.

Ngoài ra, người bệnh cần thực hiện một số biện pháp tại nhà nhằm phục hồi sức khỏe nhanh hơn như:

Tự cách ly để hạn chế lây nhiễm lan rộng.

Nghỉ ngơi, thư giãn trong môi trường sạch sẽ, an toàn.

Bổ sung nhiều nước.

Cung cấp cho cơ thể một chế độ ăn đủ dinh dưỡng, ăn các ăn các thức ăn lỏng và dễ hấp thu để bù nước do mất nước khi sốt.

Rửa tay sạch thường xuyên với xà phòng diệt khuẩn hoặc dung dịch sát khuẩn.

Hạn chế đưa tay tiếp xúc vùng mắt, mũi, miệng.

Đeo khẩu trang khi ra ngoài, ở nơi đông người. Che mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi bằng khủy tay hoặc giấy ăn để tránh lây nhiễm.

Chủ động tiêm phòng Cúm A.

5.2. Điều trị cúm thường

So với cúm A, thì cúm thường ít gây nguy hiểm hơn. Các triệu chứng của bệnh có thể tự biến mất mà không cần điều trị thuốc. Tuy vậy, nếu người bệnh xuất hiện các triệu chứng nặng hoặc người bệnh lo lắng về tình trạng sức khỏe nên đến cơ sở y tế để được tư vấn và chăm sóc.

Nhằm giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh cúm thường, đồng thời giúp bệnh nhanh khỏi hơn, người bệnh có thể thực hiện một số phương pháp sau ngay tại nhà:

Uống nhiều nước.

Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý.

Tắm nước ấm.

Súc miệng bằng nước muối sinh lý.

Uống thuốc điều trị các bệnh cúm A và cúm thường cần có sự chỉ định của bác sĩ.

Uống thuốc điều trị các bệnh cúm A và cúm thường cần có sự chỉ định của bác sĩ.

6. Phương pháp phòng cúm hiệu quả

Cúm A và cúm thường lây lan rất nhanh, mọi người đều có thể mắc phải. Để phòng cúm cần phải tuân thủ theo các biện pháp sau:

Giữ gìn vệ sinh cá nhân: Rửa tay sạch với xà phòng diệt khuẩn hoặc dung dịch sát khuẩn trước khi ăn, khi đi từ ngoài về nhà, sau khi đi vệ sinh. Hạn chế đưa tay tiếp xúc vùng mắt, mũi, miệng.

Giữ gìn vệ sinh chung: Đeo khẩu trang khi ra ngoài, ở nơi đông người. Che mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi bằng khủy tay hoặc giấy ăn. Vệ sinh nhà cửa, trường học, cơ quan thường xuyên.

Khi có dấu hiệu sốt, ho, đau đầu… trong đợt dịch thì cần phải cách ly và đưa đến cơ sở y tế để chẩn đoán chính xác bệnh.

Chủ động tiêm phòng cúm bằng cách đi tiêm chủng đúng lịch, đủ mũi và chú ý tiêm nhắc lại.

Tin cùng chuyên mục

Phòng bệnh đường hô hấp khi thời tiết chuyển mùa nắng nóng

Phòng bệnh đường hô hấp khi thời tiết chuyển mùa nắng nóng

7:33 | 11/05/2024

Các bệnh đường hô hấp thường gặp khi thời tiết nắng nóng là viêm phổi, viêm phế quản, viêm xoang. Phòng ngừa bệnh hô hấp bằng cách uống đủ nước, tiêm phòng vaccine

9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

7:32 | 09/05/2024

Mất ngủ là rối loạn được đặc trưng bởi việc khó đi vào giấc ngủ. Mất ngủ không chỉ làm suy giảm năng lượng và cảm xúc, mà còn gây tổn hại cả sức khỏe, công việc và chất lượng cuộc sống.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc sỏi túi mật

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc sỏi túi mật

7:27 | 07/05/2024

Sỏi túi mật là một trong những bệnh thường gặp nhất của bệnh lý đường tiêu hóa. Bệnh gần như không gây ra bất cứ triệu chứng gì, đa phần được tình cờ phát hiện trong những dịp thăm khám khác - chẩn đoán bằng siêu âm ổ bụng.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.