Đau mắt đỏ có lây không và phòng tránh như thế nào?

19:01 | 11/09/2022

Đau mắt đỏ là loại bệnh dễ dàng lây lan từ người này sang người khác, bệnh thường lây qua đường hô hấp hay tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với dịch rỉ mắt của người bệnh, đặc biệt là khi bệnh nhân ho, chảy mũi...

Theo Ths. Bs Hoàng Thanh Nga - Khoa khám bệnh và Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long, đau mắt đỏ là loại bệnh phổ biến thường gặp ở nhiều lứa tuổi và thường gia tăng khi thời tiết chuyển mùa. Đây là loại bệnh dễ bị lây và dễ bùng phát thành dịch. Vậy bệnh đau mắt đỏ lây như thế nào và cách phòng tránh là gì?

Lây lan qua tiếp xúc trực tiếp

Tiếp xúc gần gũi như: chạm, bắt tay, ôm, hôn... với người đang bị bệnh có thể khiến virus và vi khuẩn gây bệnh di chuyển từ người bệnh sang người khác.

Lây lan qua tiếp xúc gián tiếp

Tiếp xúc gián tiếp qua việc cầm, nắm hoặc chạm vào những vật dụng đã bị nhiễm vi khuẩn, nhiễm virus gây bệnh như: tay nắm cửa, đồ chơi, nút bấm cầu thang máy…

Đau mắt đỏ rất dễ lây lan, vì vậy mọi người cần chủ động phòng tránh, bảo vệ đôi mắt của mình.

Đau mắt đỏ rất dễ lây lan, vì vậy mọi người cần chủ động phòng tránh, bảo vệ đôi mắt của mình.

Lây lan qua đồ dùng cá nhân của người bệnh

Vi trùng gây bệnh có thể tồn tại trên một số đồ dùng cá nhân của người bệnh như: khăn mặt, khăn tắm, gối, cốc, bát đũa... 

Lây lan qua không khí

Trong một số trường hợp, khi người bệnh ho và hắt hơi, vi khuẩn sống trong mũi và xoang của người bệnh có thể lây lan cho những người xung quanh thông qua các giọt đường hô hấp trong không khí.

Đau mắt đỏ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.

Đau mắt đỏ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.

Phòng tránh bệnh đau mắt đỏ bằng cách nào?

Đau mắt đỏ rất dễ lây lan, vì vậy mọi người nên chủ động phòng tránh bệnh bằng cách:

- Hạn chế tiếp xúc với người bệnh.

- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ và thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch.Không dùng chung đồ cá nhân (khăn mặt, bát đũa, bàn chải, đồ chơi, điện thoại, gối, mỹ phẩm, thuốc nhỏ mắt...) với người bệnh.

- Lau rửa và sát khuẩn những khu vực sinh hoạt chung như bàn ghế, tay nắm cửa, sàn nhà.

- Sau khi sờ vào những vật dụng chung có khả năng lây virus nên chủ động rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn, tránh đưa lên chạm mắt, mũi miệng, cầm nắm đồ ăn.

- Phơi quần áo, khăn mặt dưới ánh nắng, giữ nhà cửa thông thoáng sạch sẽ.

- Nếu bệnh có các biểu hiện bất thường, nên đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Tin cùng chuyên mục

Cơ thể mất nước sẽ có những dấu hiệu gì?

Cơ thể mất nước sẽ có những dấu hiệu gì?

7:34 | 15/05/2024

Mất nước là tình trạng cơ thể chúng ta sử dụng hoặc mất đi lượng nước nhiều hơn lượng nước được cung cấp hằng ngày.

Phòng bệnh đường hô hấp khi thời tiết chuyển mùa nắng nóng

Phòng bệnh đường hô hấp khi thời tiết chuyển mùa nắng nóng

7:33 | 11/05/2024

Các bệnh đường hô hấp thường gặp khi thời tiết nắng nóng là viêm phổi, viêm phế quản, viêm xoang. Phòng ngừa bệnh hô hấp bằng cách uống đủ nước, tiêm phòng vaccine

9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

7:32 | 09/05/2024

Mất ngủ là rối loạn được đặc trưng bởi việc khó đi vào giấc ngủ. Mất ngủ không chỉ làm suy giảm năng lượng và cảm xúc, mà còn gây tổn hại cả sức khỏe, công việc và chất lượng cuộc sống.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.