Khâu phẫu thuật: Lịch sử mũi khâu đầu tiên và những điều thú vị

17:17 | 15/09/2022

Dấu vết của mũi khâu trong phẫu thuật đã được tìm thấy từ 30.000 năm trước Công nguyên. Qua thời gian, với sự phát triển của nền y học khâu phẫu thuật đã có nhiều đột phá mới.

Khâu phẫu thuật là thủ thuật để đóng miệng vết thương bị hở rộng không thể tự hồi phục. Mũi khâu giúp vết thương sát lại với nhau, thúc đẩy quá trình liền da hoặc lành vết thương nhanh hơn, đồng thời ngăn chặn sự nhiễm trùng và các biến chứng khác do vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.

Khâu phẫu thuật có từ bao giờ?

Tiến sĩ Peter Weiss (cựu trợ lý giáo sư lâm sàng sản phụ khoa tại Trường Y David Geffen ở UCLA) chia sẻ: “Khoảng 20 năm trước, tôi đã có cơ hội đóng vai Tiến sĩ Hunter Holmes McGuire (một bác sĩ phẫu thuật trong Quân đội miền Nam Hoa Kỳ, sau này trở thành Chủ tịch của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ) trong một bộ phim ngắn dài tập của kênh History. Tôi không diễn thoại mà chỉ có phần diễn hành động. Tiến sĩ McGuire đã cắt cụt cánh tay trái của Tướng Stonewall Jackson trong một lần bị thương (tướng chỉ huy tài giỏi của quân Liên minh miền Nam trong Nội chiến Hoa Kỳ).

Tướng Jackson sau đó đã tử vong vì nhiễm trùng vết thương. Có một điều thú vị trong những năm nội chiến: các cuộc phẫu thuật chủ yếu vào thời đó là cắt cụt chi và nguyên nhân tử vong chính là do nhiễm trùng. Chỉ khâu chính vào lúc đó là chỉ cotton hoặc catgut (làm từ ruột cừu hoặc ruột ngựa xoắn lại). Trong quá trình phẫu thuật, Tiến sĩ McGuire thiếu hụt trầm trọng cả hai. Một người nào đó đã nảy ra ý tưởng sử dụng phần váy của đuôi ngựa (loại lông thô dài của đuôi ngựa) làm chất liệu khâu. Nhưng lông đuôi ngựa rất thô, khó thao tác và buộc. Giải pháp đơn giản là đun sôi để nó trở nên mềm hơn và dễ uốn hơn. Nhờ phương pháp này, mọi người nhận thấy tỷ lệ lây nhiễm giảm dần sau đó”.

Theo Tiến sĩ Peter Weiss, có thể nhận thấy rằng lông đuôi ngựa có đặc tính là làm giảm tỷ lệ nhiễm trùng, tuy nhiên không ai quan tâm đến việc đun sôi lông có thể đã giết chết bất kỳ vi khuẩn nào bám trên lông.

Trước kia, chỉ khâu được sử dụng trong phẫu thuật là chỉ cotton hoặc catgut.

Trước kia, chỉ khâu được sử dụng trong phẫu thuật là chỉ cotton hoặc catgut.

Tiến sĩ Peter Weiss cho biết thêm, các mũi khâu vết thương bằng “kim bật chỉ” (hay kim có lỗ kim mở) đã được tìm thấy trong các bức tranh hang động cổ cách đây khoảng 30.000 năm trước Công nguyên. Vào năm 1600 trước Công nguyên, Galen of Pergamon (một bác sĩ phẫu thuật người Hy Lạp), lần đầu tiên sử dụng chỉ catgut để khâu các gân bị rách hoặc đứt lìa của các đấu sĩ. Vào năm 50 sau Công nguyên, văn minh Ai Cập cổ đại đề cập đến việc khâu một vết thương ở vai của ai đó.

Khoảng 10 năm trước, Tiến sĩ Peter Weiss đã tham gia một khóa học y học hoang dã thú vị ở Sante Fe, New Mexico. Bên cạnh việc biết được rằng người ta có thể làm được nhiều điều với băng keo và một chiếc ghim an toàn, vị này còn tìm hiểu về loài kiến khổng lồ châu Phi có tên gọi Eciton burchelli. Loài kiến này sống ở những khu rừng rậm tại Châu Phi, còn được gọi tên khác là kiến quân đội hoặc kiến phẫu thuật.

Hàm dưới của kiến rất chắc khỏe, có thể đâm sâu vào da người, khép chặt vết thương. Ảnh: Alex Wild Photography

Hàm dưới của kiến rất chắc khỏe, có thể đâm sâu vào da người, khép chặt vết thương. Ảnh: Alex Wild Photography

Phương pháp này được ghi nhận có từ thời tiền sử, khoảng năm 1000 trước Công nguyên. Trước khi phương pháp khâu phẫu thuật ra đời, con người có ý tưởng làm lành vết thương nhờ sự giúp sức của loài kiến này. Những con kiến khổng lồ này được giữ song song với vết thương hở. Chúng cắn vào hai bên vết thương bằng cặp càng khổng lồ và kéo các mép vết thương lại với nhau. Sau đó, người ta bỏ đi phần thân kiến chỉ để lại phần đầu và càng. Vết may được tạo ra bởi đầu kiến, như một cái ghim tạm thời, có thể kéo dài trong nhiều ngày và dễ dàng thay thế nếu cần thiết. Vết thương từ đó cũng trở nên lành nhanh chóng.

Các bác sĩ Ả Rập ghi nhận nhiều công dụng của loài kiến vào thời kỳ này. Sau đó, việc sử dụng kiến phẫu thuật lan rộng ra nhiều vùng của châu Âu, tồn tại cho đến đầu thời Phục hưng. Về sau, ngoài sử dụng trong phẫu thuật, kiến có tác dụng hiệu quả trong việc khâu các vết thương ngoài da trên người. Các nhà khoa học nhận định, hàm dưới chắc khỏe của kiến đâm sâu vào da người, khép chặt vết thương.

Việc sử dụng kiến của người bản địa tiếp tục được ghi nhận từ những năm 1800 trở đi, đặc biệt ở Algeria và được ghi nhận bởi Quân đoàn Ngoại giao Pháp. Chúng cũng được mô tả ở Hy Lạp vào năm 1896, "Vết khâu trên đầu của người thợ cắt tóc dài khoảng 2,5 cm do 10 con kiến quân đội thực hiện".

Vết thương dần lành sau khi chỉ còn lại đầu kiến. Ảnh: Reddit

Vết thương dần lành sau khi chỉ còn lại đầu kiến. Ảnh: Reddit

Các tài liệu ghi nhận lịch sử này sau khi được xuất bản đã tạo ra cuộc tranh cãi không nhỏ trong giới khoa học. Đặt một con kiến lên vết thương để chúng cắn có thể gây đau đớn gấp bội phần cho bệnh nhân, chưa nói đến việc đặt nhiều con kiến lên cùng lúc. Hơn nữa, phần đầu kiến mắc kẹt trong vết thương sẽ khiến vết thương bị nhiễm trùng, vì loài kiến không được vô trùng. Lâu ngày nhiễm trùng có thể ăn sâu vào máu, nguy hiểm tới tính mạng. Tuy nhiên, chương trình truyền hình thực tế kênh Discovery sau này phát sóng những hình ảnh về hai thanh niên sống sót ở nơi hoang dã nhờ dùng ba con kiến khâu vết thương. Đến nay vẫn chưa có lời giải cuối cùng cho hiện tượng bí ẩn này.

Cũng có nhiều trường hợp được báo cáo về việc sử dụng dây thép để đóng vết thương bắt đầu từ thời Trung cổ. Vào năm 1908, Tiến sĩ Humer Hultl (một bác sĩ phẫu thuật người Hungary) đã lần đầu tiên sử dụng kim bấm để đóng vết thương. 

Năm 1942, Keo Krazy Glue được phát hiện và sử dụng gắn liền vết thương. Các bác sĩ đã sử dụng loại keo này để gắn miệng các vết thương hở và được ghi nhận cứu sống nhiều người. Tuy nhiên, keo Krazy Glue là một chất kết dính mạnh có thể gây hại cho da và thậm chí giết chết các tế bào, đặc biệt khi thấm sâu vào mô hơn. 

Ngày nay với sự tiến bộ của y học, các loại chỉ khâu khác nhau được sử dụng để khâu các vết thương hở trên cơ thể. Các loại chỉ tự tiêu nhanh được sử dụng khi khâu cơ và chỉ không tiêu để buộc các mạch máu lớn. Các mép da thường có thể được giữ lại bằng chỉ tự tiêu cũng như những loại keo sinh học mới hơn, giúp vết đóng có tính thẩm mỹ tốt hơn.

Có một loại “khâu” khác liên quan đến việc sử dụng tia laser. Hàn laser là một phương pháp khâu vết thương nhanh chóng, dễ dàng bằng cách sử dụng năng lượng nhiệt quang để kết nối các protein cấu trúc và cầm máu vết thương. 

“Y học hiện đại thực sự đã tiến một bước dài. Sát trùng là bước phổ biến của mọi kỹ thuật. Phương pháp “đốt điện” bằng năng lượng tần số vô tuyến để “khâu” hoặc làm cầm máu với các mạch máu nhỏ. Trong khi đó, vào thời xưa, các bác sĩ phải thắt từng mạch máu. Nhưng dù vậy, chúng tôi vẫn cần phải buộc những mạch máu lớn hơn, vì đốt điện thường không có tác dụng với những mạch máu lớn”, Tiến sĩ Peter Weiss nói.

Sự tiến bộ của y học trong khâu phẫu thuật

Kể từ khi nền y tế hiện đại và phát triển, khi khâu phẫu thuật bác sĩ sử dụng cây kim được gắn vào đầu chỉ để khâu vết thương. Hiện có rất nhiều loại vật liệu đa dạng được sử dụng trong khâu phẫu thuật. Tùy thuộc vào tình trạng vết thương và loại phẫu thuật mà bác sĩ sẽ chọn loại chỉ khâu có chất liệu và đường kính phù hợp.

Ngày nay, khi khâu phẫu thuật bác sĩ sử dụng cây kim được gắn vào đầu chỉ để khâu vết thương.

Ngày nay, khi khâu phẫu thuật bác sĩ sử dụng cây kim được gắn vào đầu chỉ để khâu vết thương.

Chỉ khâu vết thương được phân loại theo nhiều phương pháp. Vật liệu của chỉ khâu được phân loại như chỉ tiêu và chỉ không tiêu. Chỉ tiêu không cần cắt chỉ, các enzyme trong mô của cơ thể sẽ tự phân huỷ sợi chỉ. Chỉ không tiêu cần phải được lấy ra khỏi cơ thể sau vài ngày, nhưng cũng có một số trường hợp, chỉ không tiêu sẽ được lưu lại vĩnh viễn.

Ngoài ra, chất liệu của chỉ khâu được phân loại theo cấu trúc thực tế của vật liệu. Chỉ khâu có cấu trúc sợi đơn - monofilament là chỉ khâu có cấu tạo dải đơn với ưu điểm dễ dàng khâu qua các mô, ngoài ra loại chỉ này do ở dạng sợi đơn nên không chứa các sinh vật gây nhiễm trùng.

Chỉ khâu có cấu trúc sợi bện - braided: Loại chỉ này có cấu trúc dạng bện được tạo ra từ nhiều sợi monofilament nhỏ đan lại với nhau, với ưu điểm dễ dàng xử lý buộc hơn monofilament, có tính uốn và bền hơn monofilament. Nhược điểm của loại chỉ này có xu hướng hấp thụ các chất lỏng, dẫn đến dễ nhiễm trùng.

Cùng đó, phân loại dựa trên vật liệu tự nhiên hoặc tổng hợp. Tuy nhiên, vì tất cả các vật liệu khâu đều được khử trùng, sự khác biệt này không đặc trưng.

Tin cùng chuyên mục

Hướng dẫn xoa bóp tập luyện khi bị áp xe vú

Hướng dẫn xoa bóp tập luyện khi bị áp xe vú

7:42 | 30/04/2024

Người bệnh áp xe vú có nguy cơ nhiễm trùng tái phát hoặc mạn tính dẫn đến đau kéo dài. Việc xoa bóp và tập luyện giúp cải thiện trương lực cơ, giảm căng cơ, giải phóng tắc nghẽn… từ đó giảm đau và hạn chế tình trạng nhiễm trùng tái phát.

Loại 'cá nhà nghèo' chỉ cho nhau bỗng dưng thành đặc sản, giá bán cả 100.000 đồng/kg

Loại 'cá nhà nghèo' chỉ cho nhau bỗng dưng thành đặc sản, giá bán cả 100.000 đồng/kg

7:16 | 29/04/2024

Cá trích từ chỉ cho nhau lại trở thành đặc sản được ưa chuộng ở thành phố với giá bán lên đến 100.000 đồng/kg.

Top 6 loại hạt giàu vitamin B12 tốt cho người mỡ máu cao

Top 6 loại hạt giàu vitamin B12 tốt cho người mỡ máu cao

7:41 | 28/04/2024

Các loại hạt không chỉ cung cấp nguồn dinh dưỡng tốt mà còn giàu vitamin B12, có tác dụng trong việc kiểm soát mỡ máu…

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.