Lịch sử đầy ám ảnh của phẫu thuật khi chưa có thuốc gây tê, mê khiến ai cũng rùng mình

6:07 | 18/09/2022

Trước khi trị liệu gây mê được áp dụng trong y học, tất cả ca phẫu thuật lớn nhỏ, từ nhổ răng, phẫu thuật cắt vú, mổ mắt, mổ bắt con... đều được thực hiện khi bệnh nhân tỉnh táo.

Phẫu thuật... 'sống'

Trước khi thuốc gây mê được sáng chế và đưa vào sử dụng, tất cả ca phẫu thuật lớn nhỏ, từ nhổ răng, phẫu thuật cắt vú, mổ mắt, mổ bắt con... đều được thực hiện khi bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo. Các y tá đứng xung quanh bàn mổ. Nhiệm vụ của họ là ghìm chân tay, cơ thể, không cho bệnh nhân giãy giụa.

Sai sót về kỹ thuật mổ hiếm khi xảy ra, song tỷ lệ tử vong trong và sau phẫu thuật rất cao. Bởi thực hiện bằng phương pháp hết sức thủ công và ít có sự hỗ trợ của các dụng cụ y tế hiện đại, đặc biệt là không được gây mê nên hầu hết bệnh nhân chết vì sốc sau khi phẫu thuật hoặc bị nhiễm trùng, mất máu.

Năm 1784, một bác sĩ phẫu thuật người Anh tên là John Hunter đã thử ép các dây thần kinh bằng cách buộc garo vào tay bệnh nhân và gây tê. Điều đáng ngạc nhiên là nó đã phát huy hiệu quả. Hunter có thể cắt cụt một chi và dường như bệnh nhân không cảm thấy đau đớn.

Trước khi trị liệu gây mê được áp dụng, tất cả ca phẫu thuật lớn nhỏ, từ nhổ răng, phẫu thuật cắt vú, mổ mắt, mổ bắt con... đều được thực hiện khi bệnh nhân tỉnh táo.

Trước khi trị liệu gây mê được áp dụng, tất cả ca phẫu thuật lớn nhỏ, từ nhổ răng, phẫu thuật cắt vú, mổ mắt, mổ bắt con... đều được thực hiện khi bệnh nhân tỉnh táo.

Thực hiện ca mổ nhanh nhất có thể cũng chính là những biện pháp giảm đau đớn và tăng tỷ lệ sống sót cho bệnh nhân khi phương pháp gây mê chưa ra đời. Vào thế kỷ 19, mỗi ca phẫu thuật trung bình chỉ kéo dài từ 45 giây đến 45 phút. Để làm được điều này, các bác sĩ phải thao tác cực nhanh và chính xác.

Robert Liston là một bác sĩ phẫu thuật người Anh nổi tiếng với khả năng mổ đúng kỹ thuật, nhanh và tỷ lệ tử vong thấp. Ông từng mổ lấy khối u 20 kg chỉ trong 4 phút, cắt tay bệnh nhân trong 28 giây. 

Để có đủ thời gian làm quen cơ thể bệnh nhân, tìm hiểu kỹ tình trạng bệnh, đảm bảo ca phẫu thuật được tiến hành hiệu quả nhất có thể, một số bác sĩ yêu cầu bệnh nhân đến gặp nhiều lần trước khi ca phẫu thuật diễn ra, trò chuyện, massage mặt, chân tay cho những bệnh nhân này. Đây cũng là một cách trấn an, động viên bệnh nhân, đồng thời khiến cơ thể họ bớt nhạy cảm khi bị tay bác sĩ, hay dụng cụ phẫu thuật chạm vào người. Bác sĩ người Mỹ Thomas Dent Mutter, một trong những bác sĩ tiên phong sử dụng thuốc gây mê trong phẫu thuật cũng từng áp dụng phương pháp này. 

Những bệnh nhân phẫu thuật phải trải qua nỗi sợ hãi, đau đớn thể xác và tinh thần khó lột tả. Nhà triết học người Mỹ Charles Sanders Peirce từng gọi thế kỷ 19 là “Thời đại của sự đau đớn” để đề cập đến những cơn đau "thấu gan, thấu thịt" và sự ám ảnh này. 

Các bệnh nhân được so sánh với tù nhân chờ xử tử hình, lo lắng, sợ sệt đếm từng ngày, từng giờ trước khi bác sĩ phẫu thuật rung chuông báo hiệu giờ lên bàn mổ. 

Một bài viết được xuất bản trên tạp chí y khoa The Lancet vào năm 1824 chia sẻ về cách những ca phẫu thuật được tiến hành tại Bệnh viện Guy's and St Thomas (London, Anh) như sau: “Khi bác sĩ xác định một bệnh nhân sẽ phải phẫu thuật, khoảng thời gian chờ đợi đến khi mổ sẽ là sự tăng tiến dần của cảm giác lo lắng và đau khổ.

Khoảng thời gian chờ này có thể kéo dài từ vài giờ cho đến vài ngày và thường do chính bệnh nhân yêu cầu”.

Hầu hết các bệnh nhân đều chết vì sốc sau phẫu thuật hoặc bị nhiễm trùng, mất máu,…

Hầu hết các bệnh nhân đều chết vì sốc sau phẫu thuật hoặc bị nhiễm trùng, mất máu,…

Một trong những ca phẫu thuật "kinh hoàng" nhất được mô tả lại trong tạp chí này là ca mổ lấy sỏi trong bàng quang của một cậu bé.

"Sau khi luồn công cụ thăm dò thông qua niệu đạo để đến bàng quang, bác sĩ lại không thể nào cảm nhận được viên sỏi. Việc "lần mò" viên sỏi khiến bệnh nhân phải chịu cơn đau khủng khiếp trong nhiều phút. Toàn bộ quá trình thăm dò sỏi bàng quang này kéo dài khoảng 20 phút và trong suốt khoảng thời gian này, cậu bé liên tục la hét. Trước khi ca phẫu thuật thực sự bắt đầu, bệnh nhân đã gần như kiệt sức", bài viết mô tả.

Trong một ca phẫu thuật sỏi thận của bác sĩ Robert Liston (bác sĩ phẫu thuật người Anh), một bệnh nhân do quá hoảng loạn, đau đớn đã nhảy khỏi bàn giữa ca mổ, rồi tự khóa mình trong phòng vệ sinh. Sau đó, BS Robert Liston cùng các đồng nghiệp đã phải phá cửa, đưa bệnh nhân trở lại bàn mổ và tiếp tục ca phẫu thuật. 

Một ca phẫu thuật nổi tiếng khác được mô tả lại là ca phẫu thuật ngực của một người phụ nữ tên là Burney được thực hiện ở Pháp.

Trong suốt ca phẫu thuật, Burney đã không ngừng la hét. Cô ấy đã ngất đi 2 lần trong suốt ca phẫu thuật. Tuy nhiên, điều may mắn là kết thúc ca phẫu thuật, Burney vẫn sống và cô ấy đã sống tiếp thêm 29 năm nữa cũng nhờ ca mổ này.

Nhiều người biết căn bệnh có thể cướp đi mạng sống nếu không được chữa trị nhưng vẫn chấp nhận để bệnh tiến triển rồi "ra đi một cách tự nhiên", nhất quyết không làm phẫu thuật vì quá lo sợ và biết rằng họ cũng có thể chết trên bàn phẫu thuật vì quá đau đớn. 

Empty

Giảm cơn đau trong phẫu thuật nhờ các loại lá và rễ cây

Vào thời kỳ văn minh cổ đại (người Babylon, Hy Lạp, Trung Quốc và Inca) người ta đã biết dùng cây thuốc phiện, lá cây coca, rễ cây mandrake (cây độc có quả vàng), rượu và ngay cả việc trích máu (mục đích tạo nên mất tri giác) để cho phép các nhà ngoại khoa thực hiện phẫu thuật điều trị bệnh nhân. Người Ai cập cổ cũng đã biết kết hợp cây thuốc phiện và cây hyoscyamus (là hai cây thuốc sau này điều chế thành morphine và scopolamine được sử dụng trong tiền mê) để gây mê.

Ngoài ra phương thức giảm đau gần giống như gây tê vùng cũng đã được sử dụng từ thời xưa như: Gây chèn ép thân thần kinh (gây thiếu máu nuôi dây thần kinh), làm lạnh để gây tê vùng mổ (cryoanalgesia) hoặc các phẫu thuật viên đã thực hiện phương thức như gây tê tại chỗ bằng cách nhai các lá cây coca rồi đắp lên vết thương.

Trước khi có phương pháp gây mê, một vài phương thức làm giảm đau cho phẫu thuật đã được sử dụng như cho uống rượu say, dùng lá hasit & dẫn xuất của thuốc phiện.

Trước khi có phương pháp gây mê, một vài phương thức làm giảm đau cho phẫu thuật đã được sử dụng như cho uống rượu say, dùng lá hasit & dẫn xuất của thuốc phiện.

Thậm chí, làm mất tri giác thì bằng cách đánh mạnh vào đầu hoặc bóp cổ cho nghẹt mạch máu để làm mê man cũng là một cách được sử dụng trong phẫu thuật, tuy nhiên đi cùng với những phương pháp cực đoan này là rủi ro lớn cho sức khỏe của bệnh nhân.

Mãi tới năm 1846, nỗi sợ hãi lớn nhất của nhân loại về cơn đau khi phẫu thuật chính thức khép lại. Các phương pháp gây mê lúc đó bao gồm khí, mặt nạ, thuốc tiêm tĩnh mạch… được phát hiện bởi một số bác sĩ xuất sắc trong suốt 2 thế kỷ. Cái tên nổi bật nhất phải kể đến khi tìm thấy thuốc gây mê, đặt nền móng cho phương pháp gây mê hiện đại đó là William TG Morton (1819-1868).

Quý độc giả cùng tìm hiểu về người đã tạo ra cuộc cách mạng lịch sử y khoa thế giới cùng Thời đại Plus trong các bài viết sau.

Tin cùng chuyên mục

Lưu ý khi dùng các thuốc giảm đau do bệnh gout

Lưu ý khi dùng các thuốc giảm đau do bệnh gout

7:12 | 04/05/2024

Việc dùng thuốc giảm đau điều trị bệnh gout kịp thời giúp người bệnh dễ chịu, ngủ ngon hơn và giảm các nguy cơ biến chứng sau này…

Nam sinh bố tâm thần, mẹ bại liệt thủ khoa đại học Thanh Hoa hiện ra sao sau 7 năm gây sửng sốt?

Nam sinh bố tâm thần, mẹ bại liệt thủ khoa đại học Thanh Hoa hiện ra sao sau 7 năm gây sửng sốt?

8:29 | 03/05/2024

Câu chuyện truyền cảm hứng của chàng thủ khoa đại học Thanh Hoa đã khiến nhiều người cảm động.

Vì sao giá hàng hoá, dịch vụ ở Hà Nội đắt đỏ ?

Vì sao giá hàng hoá, dịch vụ ở Hà Nội đắt đỏ ?

7:19 | 03/05/2024

Tổng cục Thống kê mới đây đã chỉ ra, giá cả hàng hoá, dịch vụ sinh hoạt ở thành phố Hà Nội trở nên đắt đỏ nhất cả nước. Thậm chí liên tục nhiều năm liền, Hà Nội đã giữ vị trí “quán quân” này.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.