Trong thế giới cổ đại, ung thư đã được phát hiện và điều trị ra sao?

10:11 | 26/09/2022

Những năm gần đây nhiều học giả đã bắt đầu có những nghiên cứu liên quan đến việc chuẩn đoán và điều trị ung thư trong thời cổ đại. Qua đó giúp chúng ta lần đầu tiên có thể biết được rằng người cổ đại đã phát hiện và điều trị ung thư như thế nào.

Ung thư đã được ghi chép lại vào khoảng năm 1600 trước Công nguyên

Các học giả chuyên nghiên cứu y học gần đây chỉ ra rằng ung thư đã được đề cập trong các ghi chép cổ đại từ khoảng năm 1600 trước Công nguyên. Vào thời điểm đó, thuật ngữ karkinoma được sử dụng để mô tả các khối u không thể chữa khỏi, phát sinh ở một số bệnh nhân. Hippocrates, thầy thuốc Hy Lạp được mệnh danh là cha đẻ của y học (460 - 370 trước Công nguyên), là người đầu tiên quan sát và ghi chép lại về các khối u này và đặt tên cho chúng.

Ở thời điểm đó các bác sỹ đều tin vào lý thuyết dịch thể của Hippocrates. Họ còn cho rằng nhiều loại bệnh khác nhau là do dư thừa một lượng mật khác nhau. Đối với Hippocrates và các bác sĩ khi đó, bệnh ung thư là do bệnh nhân “thừa quá nhiều mật đen”. Các phương pháp điều trị phổ biến bao gồm truyền máu, dùng thuốc nhuận tràng hoặc thay đổi chế độ ăn uống. Không có bằng chứng về bất kỳ kỹ thuật phẫu thuật loại bỏ khối u nào ở thời điểm này trong lịch sử.

Chân dung Hippocrates, thầy thuốc Hy Lạp được mệnh danh là cha đẻ của y học (460 - 370 trước Công nguyên), là người đầu tiên quan sát và ghi chép lại về các khối u này và đặt tên cho chúng.

Chân dung Hippocrates, thầy thuốc Hy Lạp được mệnh danh là cha đẻ của y học (460 - 370 trước Công nguyên), là người đầu tiên quan sát và ghi chép lại về các khối u này và đặt tên cho chúng.

Khoảng những năm 25 trước Công nguyên đến những năm 50 sau Công nguyên một bác sỹ ở La Mã  khác có tên Aulus Cornelius Celsus, đã lấy thuật ngữ của Hippocrates cho tình trạng bệnh này, “carcinoma” (ung thư biểu mô) và dịch sang tiếng La tinh là “crab”. Tên gọi “crab” còn đến ngày nay, và được dịch thành “cancer” (ung thư) trong ngôn ngữ hiện đại.

Aulus Cornelius Celsus là người đầu tiên ghi lại sự lây lan của ung thư, thậm chí đã ghi chép rõ cách thức ung thư vú có thể lây lan từ vú xuống dưới nách ở một số bệnh nhân. Ông cũng phân loại ung thư khác nhau dựa trên mức độ nghiêm trọng và đặc điểm thể chất của chúng. Aulus Cornelius Celsus mô tả việc tìm thấy các bệnh ung thư trên tất cả các bộ phận của cơ thể, bao gồm mặt, miệng, cổ họng, vú, gan, ruột kết,...

Vài thập kỷ sau đó, Archigenes, một bác sĩ người Greco-Syria vào thế kỷ 1 và 2 sau Công nguyên, là bác sĩ đầu tiên cố gắng phẫu thuật loại bỏ ung thư trên bệnh nhân của mình. Oribasius, một bác sĩ khác đã mô tả phương pháp phẫu thuật này, nhấn mạnh rằng để thực hiện cần chẩn đoán sớm và phải tránh bất kỳ dây thần kinh nào xung quanh khối u. Ông cũng mô tả các phương pháp đốt khối u ngăn tái phát, cũng như điều trị sau phẫu thuật để ngăn ngừa nhiễm trùng bao gồm sử dụng thuốc đắp, muối, tỏi tây và các chất làm se da khác.

Những kỹ thuật điều trị ung thư thời cổ đại

Vào thế kỷ thứ 2 sau Công Nguyên, bác sỹ người Hy Lạp tên Claudius Galen đã tiếp tục phát triển lý thuyết và phương pháp điều trị của hai bác sỹ Hippocrates và Archigenes trước đó. Galen nghiêng về giả thuyết của Hippocrates và cũng cho rằng ung thư là do dư thừa mật đen. Ông cho rằng mật đen được sản xuất bởi gan và tích tụ theo thời gian do không được lá lách xử lý.

Với những tìm hiểu của mình, ông thấy rằng mật đen dẫn đến ung thư không thể chữa khỏi trong khi mật vàng dẫn đến ung thư có thể chữa được. Các học giả nghiên cứu thì lại có một cách biện luận khác khi cho rằng có thể đây là lần đầu tiên một thầy thuốc cổ đại xác định sự khác biệt giữa khối u ác tính và lành tính.

Trong một ghi chép của Galen được các học giả đã tìm thấy, một tuyên bố đáng chú ý của ông về việc đã tận mắt quan sát thấy nhiều trường hợp “mật đen dư thừa” gây ung thư trong các mô vú của phụ nữ chưa mãn kinh. Ông kể chi tiết về quá trình cắt bỏ những khối u này, nói rằng ông sẽ cắt bỏ khối u và một chút khu vực xung quanh, sau đó đốt gốc của khối u nhằm ngăn chặn nó phát triển trở lại. Ông cũng lưu ý tầm quan trọng của việc điều trị sớm bằng thuốc tẩy để cố gắng loại bỏ mật đen. Chỉ khi không còn lựa chọn điều trị khác mới dùng đến biện pháp cuối cùng là phẫu thuật cắt bỏ.

Cũng trong thế kỷ này tại Hy Lạp một bác sỹ có tên Leonides, người thường xuyên tham khảo các tác phẩm của Galen để áp dụng vào phương pháp phân tích điều trị ung thư vú lại cho rằng việc phẫu thuật cần diễn ra sớm hơn chứ không phải là biện pháp cuối cùng. Ông mô tả một số trường hợp cắt bỏ toàn bộ vú sớm nhất có thể để điều trị ung thư vú ở phụ nữ.

Leonides cho rằng nên phẫu thuật sớm thay vì coi đây là biện pháp cuối cùng (ảnh minh hoạ).

Leonides cho rằng nên phẫu thuật sớm thay vì coi đây là biện pháp cuối cùng (ảnh minh hoạ).

Ngoài ra, Leonides cũng mô tả một số trường hợp ung thư vú ở nam giới, hiếm gặp hơn, cũng như các cách khác nhau mà ung thư vú có thể biểu hiện ở những bệnh nhân khác nhau. Ông là người đầu tiên xác định núm vú bị đảo ngược là dấu hiệu của ung thư vú. Phương pháp đốt trong các ca phẫu thuật của Leonides chủ yếu là để ngăn ngừa xuất huyết, nhưng cũng là phương pháp loại bỏ các dấu vết cuối cùng của ung thư trên cơ thể sau khi phẫu thuật cắt bỏ vú. Leonides tin rằng việc đốt toàn bộ khu vực vừa cắt bỏ vú và khối u sẽ làm cho bệnh không tái phát.

Vào thế kỷ thứ 7 sau Công Nguyên một bác sĩ và nhà bách khoa toàn thư tên Paulus Aegineta đã mô tả thêm những phát hiện liên quan đến điều trị ung thư. Ông chủ yếu tin theo những lý thuyết của Galen, ngoại trừ việc ông cho rằng không nên đốt toàn bộ khu vực phẫu thuật vì sẽ gây nhiều tổn hại cho bệnh nhân về lâu dài do làm vết thương lâu lành và tăng khả năng nhiễm trùng. Ông tin rằng chỉ nên sử dụng phương pháp đốt để phá hủy nhẹ gốc rễ của khối u. Ngay cả khi xuất huyết, Aegineta rất hạn chế sử dụng phương pháp đốt trong các ca phẫu thuật.

Đối với Aegineta, các khối u không bị loét (dưới da, hoặc được cho là nằm bên trong một cơ quan như tử cung) là quá nguy hiểm để và có nguy cơ tử vong quá để thực hiện phẫu thuật phẫu thuật. Vì thế, giống như Hippocrates và Galen, ông hướng tới các phương pháp điều trị tập trung vào việc tống xuất “mật đen” để điều trị cho những bệnh nhân này.

Nhiều thế kỷ tiếp đó các bác sĩ đi sau Hippocrates, Archigenes of Apamea và Galen vẫn tiếp tục chữa trị dựa trên các phương pháp của những người đi trước. Họ tiếp tục tin rằng mật đen là nguyên nhân gây ra các bệnh ung thư (đôi khi họ sử dụng chất bài tiết có mùi hôi từ các khối u để làm bằng chứng cho giả thuyết này), và tìm các cách khác nhau để cải tiến kỹ thuật phẫu thuật loại bỏ các khối u khỏi các bộ phận khác nhau của cơ thể.

Có một thực tế là hầu hết các cuộc phẫu thuật cổ đại chỉ xử lý các khối u có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Bở lẽ với trình độ y học khi đó, phẫu thuật sâu hơn mức này là quá nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao. Phải đến vài thế kỷ gần đây mới xuất hiện các phương pháp điều trị ung thư sâu hơn.

Ngày nay, nhờ các thiết bị quét và kỹ thuật lấy mẫu, y học hiện đại có khả năng chẩn đoán chính xác các khối u ở tất cả các bộ phận của cơ thể, trong hầu hết các trường hợp có thể đưa ra các biện pháp can thiệp.

Tin cùng chuyên mục

Cặp nhung hươu có thế 'rộ lộc', giá gần bằng 1 cây vàng

Cặp nhung hươu có thế 'rộ lộc', giá gần bằng 1 cây vàng

7:46 | 26/04/2024

Gia đình ông Nguyễn Chí Công ở Hà Tĩnh đang sở hữu con hươu có cặp nhung với thế độc lạ, ước tính có trọng lượng 5kg, đã được thương lái "cọc" 65 triệu đồng, nhưng giá vẫn chưa dừng lại.

Tiêm phòng cúm có gây tác dụng phụ không?

Tiêm phòng cúm có gây tác dụng phụ không?

7:39 | 24/04/2024

Cũng như nhiều loại thuốc khác, một số tác dụng phụ khác nhau có thể liên quan đến việc tiêm phòng cúm hoặc vaccine cúm dạng xịt mũi… Việc gặp phải một số tác dụng phụ là điều bình thường.

Nam sinh nghèo rửa bát thuê đỗ ĐH Oxford hiện ra sao sau 30 năm?

Nam sinh nghèo rửa bát thuê đỗ ĐH Oxford hiện ra sao sau 30 năm?

12:00 | 23/04/2024

Từ cậu bé sống khu ổ chuột, rửa bát thuê từng ngày để sống, sau 30 năm, Vi Minh Ân trở thành doanh nhân nổi tiếng và là thành viên Ủy ban Khoa học và Công nghệ của Hạ viện Anh.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.