Bệnh Zona thần kinh: 5 mẹo dân gian hỗ trợ điều trị bệnh tại nhà không nên bỏ qua

7:44 | 24/08/2022

Bệnh Zona thần kinh thường gây ra các triệu chứng đau ngứa khó chịu cho người bệnh. Có rất nhiều cách hỗ trợ điều trị bệnh tại nhà khi ở thể nhẹ, trong đó phải kể đến một số mẹo dân gian được mọi người áp dụng phổ biến như: Sử dụng tinh dầu, chườm lạnh, mật ong, nha đam, tỏi,…

Bệnh Zona thần kinh (hay còn gọi là giời leo) là bệnh nhiễm trùng do virus gây ra tình trạng đau thần kinh và phát ban. Nguyên nhân là do virus varicella zoster (VZV), cùng loại virus gây bệnh thủy đậu.

Theo Thạc sĩ - Bác sĩ Huỳnh An Thiên - Khoa Khám bệnh và Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng, Zona thần kinh là bệnh tuy không đe dọa đến tính mạng, nhưng nhiều trường hợp mắc zona thần kinh nặng, nếu không được điều trị sớm sẽ ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống, gây ra những biến chứng nguy hiểm.

1. Chườm lạnh

Chườm lạnh là một trong những giải pháp đơn giản có tác dụng tích cực trong việc giảm đau, chống lại hiện tượng sưng viêm trên da do bệnh zona thần kinh gây ra. Nó hoạt động bằng cách làm teo các tế bào đang bị sưng, đồng thời lợi dụng hơi lạnh khiến các dây thần kinh xung quanh khu vực tổn thương bị tê liệt, ức chế quá trình dẫn truyền cảm giác đau lên não bộ.

Chườm lạnh là một trong những mẹo phổ biến hỗ trợ giảm tình trạng bệnh zona thần kinh.

Chườm lạnh là một trong những mẹo phổ biến hỗ trợ giảm tình trạng bệnh zona thần kinh.

Cách 1: Đắp khăn lạnh

Lấy một khăn mềm nhúng vào nước để làm ẩm. Sau đó bỏ vào ngăn đông tủ lạnh khoảng 5 – 10 phút. Lấy ra đắp lên khu vực da bị ảnh hưởng. Lặp lại cách này nhiều lần trong ngày mỗi khi vùng da bị bệnh có cảm giác đau rát khó chịu. 

Cách 2: Chườm đá

Thay vì đắp khăn lạnh, bạn có thể dùng đá lạnh thay thế bằng cách bọc vài cục đá vào trong một miếng vải mọc. Sau đó chườm lên chỗ bị bệnh zona khoảng 15 phút. Tránh chườm đá lạnh trực tiếp lên da gây nguy cơ bị bỏng nhiệt rất cao khiến tình trạng tổn thương càng thêm nghiêm trọng hơn.

2. Mật ong

Mật ong chứa hàm lượng vitamin A, E, C, chất chống oxy hóa và khoáng chất phong phú. Những chất này kết hợp có thể giúp làm suy yếu hoạt động của virus gây bệnh zona, đồng thời giảm ngứa rát, làm tăng sức đề kháng cho da, ngăn ngừa hình thành sẹo xấu để lại sau khi tổn thương được chữa lành.

Cách 1: Sử dụng mật ong nguyên chất

Lấy một lượng mật ong nguyên chất vừa đủ bôi một lớp mỏng bao phủ toàn bộ diện tích da bị bệnh. Để khoảng 20 phút cho các chất trong mật ong thấm vào da. Bôi mật ong lặp lại 2 lần trong ngày.

Cách 2: Kết hợp mật ong với dầu dừa

Dầu dừa cũng là một nguyên liệu tự nhiên nổi tiếng với tác dụng kháng khuẩn mạnh. Bạn có thể kết hợp 2 nguyên liệu này để tăng công dụng điều trị bằng cách trộn đều chúng theo tỷ lệ 1:1. Thoa hỗn hợp lên da và để từ 20 – 30 phút rồi lấy nước ấm rửa sạch. Bôi 2 lần trong ngày vào buổi sáng và buổi tối.

Sử dụng mật ong kết hợp dầu dừa sẽ hỗ trợ làm lành vết thương do zona gây ra.

Sử dụng mật ong kết hợp dầu dừa sẽ hỗ trợ làm lành vết thương do zona gây ra.

3. Đậu xanh

Sử dụng đậu xanh chính là một trong những mẹo chữa bệnh zona được áp dụng lâu đời nhất. Thực hiện khi mụn nước chưa vỡ là thích hợp nhất.

Cách làm: 

Giã nát đậu xanh với vài hạt gạo nếp. Thêm vào hỗn hợp chút nước, trộn với nhau cho đều. Dùng đắp lên chỗ bị zona mỗi ngày vài lần.

Lưu ý: Không dùng miệng nhai đậu xanh và gạo nếp để đắp vì làm như vậy sẽ gây nguy cơ bị nhiễm khuẩn rất cao, ngay cả khi bạn đã đánh răng trước khi thực hiện.

4. Tỏi

Dùng tỏi để điều trị bệnh zona cũng là một trong những phương pháp được áp dụng khá phổ biến. Thành phần tinh chất có khả năng kháng sinh bên trong tỏi sẽ có tác dụng tiêu diệt vi khuân gây hại trên da và làm lành vết thương hiệu quả.

Dùng tỏi để điều trị bệnh zona cũng là một trong những phương pháp được áp dụng khá phổ biến.

Dùng tỏi để điều trị bệnh zona cũng là một trong những phương pháp được áp dụng khá phổ biến.

Cách thực hiện:

Tỏi đem lột bỏ lớp vỏ bên ngoài và dùng dao thái thành lát mỏng.

Sau đó sử dụng lát tỏi để đắp lên vùng da cần điều trị.

Để yên như vậy trong khoảng 15 phút thì tháo ra, rửa sạch lại với nước.

Kiên trì áp dụng cách này đều đặn mỗi ngày để có thể mang lại hiệu quả điều trị.

5. Nha đam

Gel nha đam chứa nhiều nước và các thành phần như vitamin nhóm B, A, C, E, axit folic, axit salixylic, kẽm, magie, đồng và hơn 20 loại amino axit. Bên cạnh đó, nha đam giúp ngăn chặn phản ứng viêm, giảm ngứa da, kiểm soát không cho tình trạng nhiễm khuẩn lan rộng.

Cách sử dụng:

Lấy gel nha đam thoa lên khu vực da bị bệnh 2- 3 lần mỗi ngày. Ngoài ra, có thể kết hợp nấu nha đam lấy nước uống để bài trừ độc tố cho da, giúp đẩy lùi bệnh từ bên trong.

Gel nha đam giúp ngăn chặn phản ứng viêm, giảm ngứa da, kiểm soát không cho tình trạng nhiễm khuẩn lan rộng.

Gel nha đam giúp ngăn chặn phản ứng viêm, giảm ngứa da, kiểm soát không cho tình trạng nhiễm khuẩn lan rộng.

Lưu ý để có thể kiểm soát tốt bệnh, trong quá trình áp dụng cách chữa bệnh zona theo dân gian cần lưu ý:

- Giữ vùng da bị bệnh luôn sạch sẽ

- Có thể tắm rửa mỗi ngày nhưng không được kỳ cọ mạnh hay chà sát lên khu vực bị tổn thương

- Tuyệt đối không được dùng tay gãi vì làm như vậy sẽ khiến da bị tổn thương sâu, gây nguy cơ bội nhiễm, lở loét da và làm vi rút gây bệnh phát tán sang các vùng da lành xung quanh.

-  Không sử dụng chung quần áo, khăn tắm hay tiếp xúc da kề da với người chưa từng bị thủy đậu.

-  Tăng cường các thực phẩm sau vào thực đơn để cải thiện sức đề kháng, làm tăng tốc độ hồi phục da: Thực phẩm giàu vitamin C; Thức ăn chứa vitamin nhóm B. Ngoài ra, các thực phẩm giàu kẽm và lysin cũng rất có lợi cho người đang bị zona.

-  Tránh uống bia rượu, nước ngọt, không hút thuốc lá. Hạn chế ăn đồ béo, ngũ cốc tinh chế hoặc các thực phẩm chứa nhiều axit amin arginine như socola, bột yến mạch hay dừa…

-  Không sử dụng những cách chữa bệnh zona theo dân gian thay thế hoàn toàn cho thuốc bác sĩ kê đơn. 

-  Nếu bệnh có những diễn biến bất thường nên đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Tin cùng chuyên mục

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc sỏi túi mật

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc sỏi túi mật

7:27 | 07/05/2024

Sỏi túi mật là một trong những bệnh thường gặp nhất của bệnh lý đường tiêu hóa. Bệnh gần như không gây ra bất cứ triệu chứng gì, đa phần được tình cờ phát hiện trong những dịp thăm khám khác - chẩn đoán bằng siêu âm ổ bụng.

Người bị loãng xương tập gì, kiêng tập gì?

Người bị loãng xương tập gì, kiêng tập gì?

7:26 | 05/05/2024

Loãng xương là một tình trạng rối loạn chuyển hóa của bộ xương, làm giảm sức mạnh của xương dẫn đến làm tăng nguy cơ gãy xương. Tập thể dục thường xuyên làm giảm tỷ lệ mất xương và bảo tồn mô xương, giảm nguy cơ gãy xương.

Chống lão hóa bằng tập thể dục

Chống lão hóa bằng tập thể dục

7:26 | 03/05/2024

Các bài tập thể lực và các bài huấn luyện cường độ cao ngắt quãng (HIIT) ngoài việc tốt cho sức khỏe còn có thể làm giảm thiểu các triệu chứng của lão hóa ở mức độ tế bào.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.