Biện pháp chăm sóc trẻ đúng cách giúp hạn chế nhiễm khuẩn sơ sinh

14:28 | 16/08/2022

Chăm sóc trẻ sơ sinh thế nào để hạn chế nhiễm khuẩn sơ sinh, bài viết dưới đây giúp độc giả hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Nhiễm khuẩn sơ sinh là các bệnh nhiễm trùng xảy ra ở những trẻ mới sinh cho đến khi trẻ được 28 ngày tuổi. Bệnh là nguyên nhân đứng thứ hai trong các bệnh lý ở trẻ sơ sinh gây nên tình trạng tử vong sau bệnh hô hấp.

Theo ThS. BSNT Trần Tiến Tùng (Chuyên khoa - Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa Medlatec), hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh đặc biệt là những trẻ sinh non thường chưa được hoàn thiện, hoạt động kém. Vì thế, trẻ có nguy cơ cao bị nhiễm khuẩn sơ sinh. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, tình trạng nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh có nguy cơ gây tử vong cao. Để bảo vệ sức khỏe và sự phát triển toàn diện thì việc chăm sóc trẻ sơ sinh rất quan trọng, có nhiều vấn đề cần lưu ý. 

1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm khuẩn

Do cơ địa của trẻ sơ sinh

Trẻ sinh non, sinh ra thiếu cân thì nguy cơ nhiễm trùng sơ sinh sẽ càng cao. Bên cạnh đó, những trẻ bị ngạt khi sinh hoặc bị suy giảm miễn dịch hoặc mắc một số bệnh nghiêm trọng thì rất dễ xảy ra tình trạng nhiễm khuẩn sau sinh. 

Yếu tố can thiệp xâm lấn

Trẻ sinh non hoặc trẻ bị một số bệnh cần phải can thiệp xâm lấn thì nguy cơ bị nhiễm trùng sơ sinh cũng sẽ cao hơn so với những trẻ sinh ra đủ tháng, đủ cân và không cần phải can thiệp xâm lấn.

Những trẻ phải đặt dụng cụ catheter trong lòng mạch, đặt nội khí quản và thở máy, chỉ một sai sót nhỏ trong quy trình thực hiện cũng có thể là nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng. 

Bên cạnh đó, một số thủ thuật xâm lấn khác như đặt ống thông tiểu, phẫu thuật bong võng mạc sơ sinh, phẫu thuật tim bẩm sinh, những trường hợp trẻ phải chạy thận, đặt ống thông dạ dày, lọc máu, hay nuôi ăn qua ống thông trong thời gian dài… cũng có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh. 

Trẻ sinh non, sinh ra thiếu cân thì nguy cơ nhiễm khuẩn sơ sinh sẽ càng cao. Ảnh: BVBC

Trẻ sinh non, sinh ra thiếu cân thì nguy cơ nhiễm khuẩn sơ sinh sẽ càng cao. Ảnh: BVBC

Yếu tố liên quan đến điều trị

Với một số trẻ sơ sinh gặp phải các vấn đề về sức khỏe và cần phải điều trị, chẳng hạn như thay máu, nằm viện kéo dài… Trong quá trình điều trị, bé cũng có thể bị nhiễm khuẩn. Ví dụ như: 

- Trường hợp trẻ phải dùng thuốc ức chế thụ thể H2. Tác dụng phụ của thuốc có thể làm giảm độ PH dạ dày, khiến cho vi khuẩn có hại dễ dàng xâm nhập và gây bệnh. 

- Trẻ phải dùng thuốc kháng sinh nhưng dùng không đúng cách hoặc dùng trong thời gian dài rất có thể dẫn đến kháng thuốc và gây ra những biến chứng nguy hiểm. 

- Vì một số lý do khiến trẻ không được bú mẹ và phải nuôi ăn qua đường tiêu hóa hoặc tĩnh mạch cũng là một trong những nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng. 

Yếu tố môi trường

Yếu tố từ môi trường như nguồn không khí ô nhiễm, buồng bệnh không đảm bảo sát khuẩn, từ các trẻ khác, từ nhân viên chăm sóc, người nhà đến thăm,… cũng có thể gây nhiễm khuẩn cho bé. 

Một số tác nhân gây bệnh ở trẻ sơ sinh

Trẻ cũng có thể bị nhiễm khuẩn khi nhiễm phải các loại virus, vi khuẩn, nấm chẳng hạn như thủy đậu, viêm gan, Echo virus, Listeria, Liên cầu tan huyết nhóm B, phế cầu,... Hoặc một số trường hợp, mẹ bị rỉ ối, vỡ ối kéo dài cũng làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn cho con. 

Chăm sóc trẻ sơ sinh, mẹ cần vệ sinh tay sạch sẽ để phòng bệnh nhiễm khuẩn sơ sinh cho bé.

Chăm sóc trẻ sơ sinh, mẹ cần vệ sinh tay sạch sẽ để phòng bệnh nhiễm khuẩn sơ sinh cho bé.

2. Các biện pháp chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách phòng ngừa bệnh nhiễm khuẩn sơ sinh

Khi trẻ ở bệnh viện

Đảm bảo được điều kiện vô khuẩn, các nhân viên y tế phải:

Thay quần áo blouse hàng ngày

Có đủ các phương tiện phòng hộ cá nhân như: mũ, khẩu trang hay găng tay khi điều trị hay chăm sóc cho trẻ

Vệ sinh tay

Vệ sinh khử khuẩn môi trường, trang thiết bị: giường bệnh, lồng ấp và phòng bệnh trẻ sơ sinh phải luôn luôn sạch sẽ.

Hướng dẫn người nhà

Chăm bé cần tuân thủ vệ sinh tốt, thay quần áo thường xuyên, đầu tóc gọn gàng, không để tóc chạm vào mặt, đặc biệt là mắt bé.

Hạn chế thăm nuôi khi trẻ nằm viện.

Khi trẻ về nhà

Gia đình cần vệ sinh phòng, các đồ vật, dụng cụ có thể tiếp xúc với trẻ trước khi đón trẻ xuất viện về nhà.

Vệ sinh phòng bằng chất lau rửa sử dụng trong nhà có chứa xà phòng hoặc có hóa chất khử khuẩn được khuyến cáo an toàn cho trẻ, giúp làm giảm mầm bệnh trên bề mặt và giảm nguy cơ lây nhiễm từ bề mặt.

Phòng thông thoáng, không nấm mốc, tránh gió lùa mạnh

Bỏ tập tục sau sinh lạc hậu: kiêng tắm gội, nằm buồng tối, kín gió

Hạn chế thăm trẻ. Không hôn em bé vì cơ thể bé còn non yếu, dễ nhiễm bệnh từ người thăm.

Cho trẻ bú mẹ

Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch yếu, trong sữa mẹ có các kháng thể giúp trẻ chống lại virus. Do đó, trẻ sơ sinh cần được bú mẹ, sữa mẹ là thức ăn quan trọng. Đã có kết quả nghiên cứu trẻ bú mẹ ít bị nhiễm khuẩn hơn trẻ bú bình.

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quan trọng giúp trẻ tăng sức đề kháng phòng chống lại bệnh nhiễm khuẩn sơ sinh.

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quan trọng giúp trẻ tăng sức đề kháng phòng chống lại bệnh nhiễm khuẩn sơ sinh.

Tắm, vệ sinh trẻ đúng cách

Đối với trẻ sơ sinh đặc biệt lưu ý trong việc chăm sóc các vùng da, rốn và mắt vì ở giai đoạn này, các vùng này rất nhạy cảm và dễ dàng bị nhiễm khuẩn.

+ Chăm sóc rốn: Rốn khi chưa rụng và sau rụng còn tiết dịch, phải chăm sóc đúng cách mỗi ngày bằng nước muối sinh lý để hạn chế nhiễm trùng. Rốn chưa rụng cần để thoáng, không băng rốn và quấn tã dưới rốn. Không tự ý bôi chất lạ vào rốn trước khi hỏi ý kiến của bác sĩ.

+ Chăm sóc mắt: Mắt trẻ sơ sinh sau khi sinh có thể tiết ít ghèn do phản ứng với thuốc nhỏ mắt phòng ngừa nhiễm trùng mắt sau sinh. Cần rửa mắt trẻ bằng nước muối sinh lý 0,9% và lau mắt trẻ bằng bông vô trùng.

Một số trẻ tiết ghèn hay chảy nước mắt sống kéo dài, có thể trẻ bị tắc lệ đạo bẩm sinh. Trẻ cần rửa mắt với nước muối sinh lý mỗi ngày để làm sạch. Không tự ý dùng thuốc hay nhỏ mắt bằng chất lạ trước khi hỏi ý kiến bác sĩ.

Trẻ sơ sinh dễ bị viêm kết mạc sau khi sinh, do các tác nhân như lậu, tụ cầu, Chlamydia… Do đó, khi mắt trẻ sưng đỏ hay có ghèn mủ nhiều phải đưa trẻ đi khám ngay để được điều trị.

Giữ thân nhiệt ổn định

Trẻ sơ sinh cơ thể non nớt, rất dễ hạ thân nhiệt sau sinh. Do đó, trẻ sinh ra phải giữ thân nhiệt ổn định không quá lạnh cũng không quá nóng. Cần lưu ý vì quá lo lắng trẻ bị lạnh, nên nhiều cha mẹ cho trẻ mặc quần áo hoặc quấn khăn quá dày, khiến trẻ nóng, khó chịu. 

Tin cùng chuyên mục

Thêm một loại rau 'hoàng đế' bổ ngang nhân sâm, tổ yến, đây là 9 công dụng tuyệt vời với sức khỏe

Thêm một loại rau 'hoàng đế' bổ ngang nhân sâm, tổ yến, đây là 9 công dụng tuyệt vời với sức khỏe

7:29 | 25/04/2024

Măng tây được biết có đặc tính chống viêm, giúp bảo vệ cơ thể trước nguy cơ bị bệnh tim và bệnh tiểu đường týp 2...

Đo huyết áp, huyết áp cao bao nhiêu thì cần dùng thuốc?

Đo huyết áp, huyết áp cao bao nhiêu thì cần dùng thuốc?

7:28 | 23/04/2024

Người bệnh cao huyết áp cần đến cơ sở y tế uy tín để kiểm tra chính xác, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên thích hợp về việc có cần uống thuốc hay không.

Thời điểm đo huyết áp cho kết quả chính xác nhất, đây là những việc cần làm khi đo huyết áp tại nhà

Thời điểm đo huyết áp cho kết quả chính xác nhất, đây là những việc cần làm khi đo huyết áp tại nhà

8:27 | 21/04/2024

Để có kết quả đo huyết áp chính xác nhất, bạn nên đo vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Đa phần mọi người nên thực hiện đo huyết áp vào khoảng 30 phút từ khi thức dậy, sau khi đi vệ sinh và trước bữa sáng.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.