Chuyện ít biết về khẩu trang y tế: Từ công dụng chống dịch đến sàn diễn thời trang

8:02 | 20/09/2022

Không chỉ sử dụng để phòng bệnh, 100 năm trước, khẩu trang và mặt nạ còn được các nước châu Âu sử dụng rộng rãi trong quân sự. Vậy trong gần 100 năm qua, đã có những câu chuyện thú vị gì về những chiếc khẩu trang?

Bước tiến dài trong ngành sản xuất khẩu trang

Năm 1930, khi ngành nhựa phát triển, khẩu trang được làm bằng nhựa trong. Suốt một thập niên, ngoài những người ở ngành y thì loại khẩu trang này rất phổ biến trong giới đi xe phân khối lớn. Nó vừa ngăn được bụi, lại vừa không làm giảm tầm nhìn, dễ dàng chùi rửa nhưng đeo vào chỉ khoảng 15 phút, người đeo sẽ thấy khó thở vì nó quá kín.

Khẩu trang nhựa trong suốt xuất hiện vào năm 1935.

Khẩu trang nhựa trong suốt xuất hiện vào năm 1935.

Vì lớp nhựa rất mỏng, dễ bị biến dạng khi đeo nên nó còn có một chiếc đai kim loại ràng quanh khiến nó khá nặng nề. Để cải tiến, các nhà chế tạo để hở phần dưới cằm cho không khí dễ dàng lưu thông nhưng nó lại hạn chế việc ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập qua đường hô hấp

Khi Thế chiến II bùng nổ, khẩu trang phổ biến đến nỗi ở London, Anh quốc, cứ 3 người thì có 1 người đeo khẩu trang khi ra đường. Do bị máy bay Đức Quốc xã ném bom, người dân London đeo khẩu trang vừa để ngừa bụi bốc ra từ những căn nhà bị trúng bom, vừa để giảm bớt cái mùi hôi thối của những tử thi chôn vùi trong những đống đổ nát.

Tháng 12/1952, thời tiết đột ngột trở lạnh, người dân London đồng loạt sử dụng lò đốt than khiến hiện tượng sương mù do ô nhiễm khí đốt than càng tồi tệ hơn. Tầm nhìn gần như bằng không, trường học, doanh nghiệp, vận tải gần như ngưng trệ. Mọi người không thể ra đường nếu không sử dụng khẩu trang.

Tháng 12/1952, thời tiết đột ngột trở lạnh, người dân London đồng loạt sử dụng lò đốt than khiến hiện tượng sương mù do ô nhiễm khí đốt than càng tồi tệ hơn. Tầm nhìn gần như bằng không, trường học, doanh nghiệp, vận tải gần như ngưng trệ. Mọi người không thể ra đường nếu không sử dụng khẩu trang.

Lúc ấy, nó được may 2 lớp bằng vải bông. Riêng quân đội Mỹ, khẩu trang y tế may 4 lớp với 4 loại vải khác nhau, gồm lụa, lanh, gai và cotton trong lúc ở Đông Nam Á, khẩu trang của quân đội phát xít Nhật tại những vùng do họ chiếm đóng vẫn chỉ là một miếng vải kaki hình chữ nhật, buộc quanh miệng.

Năm 1947, vải không dệt ra đời. Đây là dạng vải cấu tạo từ nhựa tổng hợp với một số thành phần các chất khác nhau tùy theo mục đích sử dụng. Nó được kéo dài thành từng sợi nhỏ nhưng không được dệt thành vải mà nó liên kết với nhau bằng hóa chất (chất dính) hoặc nhiệt độ (ép nóng) để tạo ra loại vải nhẹ và xốp. Từ loại vải không dệt này, chiếc khẩu trang y tế có cấu tạo và hình dạng như ngày nay.

Loại mặt nạ phòng độc sử dụng trong Chiến tranh thế giới lần thứ 2

Loại mặt nạ phòng độc sử dụng trong Chiến tranh thế giới lần thứ 2

Năm 1995, khi nhà ga tàu điện ngầm ở Tokyo bị khủng bố bằng chất độc sarin khiến 13 người thiệt mạng và 6.000 người nhiễm độc thì hãng sản xuất khẩu trang U-Mask, Mỹ cho ra đời chiếc khẩu trang chống hơi độc. Nó được làm bằng nhựa tổng hợp có gắn thêm bộ lọc không khí. Chỉ trong 1 tháng, U-Mask đã bán được 1,2 triệu chiếc khẩu trang loại này.

Có thể thấy, khẩu trang y tế ra đời là một quá trình dài. Thể hiện được sự sáng tạo không ngừng nghỉ trong y tế. Ngày nay các loại khẩu trang y tế được phổ biến thông dụng và rẻ tiền. Khẩu trang y tế hiện nay thường là loại dùng một lần rồi bỏ. Người dân có thể tự trang bị để phòng chống các đại dịch. 

Từ công cụ chống dịch đến sàn diễn thời trang

Hậu Chiến tranh thế giới thứ hai, tình trạng ô nhiễm không khí đến mức nghẹt thở xảy ra ở nước Anh, nhất là ở thủ đô London, đã khiến người dân phải sử dụng khẩu trang ngừa bụi bẩn.

Dần sau đó khi nền công nghiệp hóa phát triển và gây ra tình trạng ô nhiễm không khí ở các quốc gia khác thì khẩu trang cũng dần phổ biến ở Ấn Độ, Trung Quốc, và nhiều nơi khác.

Ban nhạc huyền thoại The Beatles đeo khẩu trang chống bụi bẩn ở thành phố Manchester, Anh, năm 1965.

Ban nhạc huyền thoại The Beatles đeo khẩu trang chống bụi bẩn ở thành phố Manchester, Anh, năm 1965.

Vào tháng 1 năm 2010, đúng một tháng trước khi qua đời, nhà thiết kế thời trang người Anh Alexander McQueen đã ra mắt một bộ sưu tập khẩu trang nam nhằm tôn vinh chiếc khẩu trang che mặt.

Trong khi các sản phẩm khẩu trang của McQueen đi theo trường phái nghệ thuật trừu tượng thì các nhà thiết kế khác lại hướng vào thị trường Trung Quốc cho nhu cầu ngày càng tăng của việc sử dụng khẩu trang như là một món đồ thời trang cá nhân hàng ngày bên cạnh túi xách và đồ trang sức.

Khẩu trang chính thức bước lên sàn diễn thời trang - Ảnh: AFP/Getty Images

Khẩu trang chính thức bước lên sàn diễn thời trang - Ảnh: AFP/Getty Images

Trong đại dịch COVID-19 những loại khẩu trang vải truyền thống cũng như khẩu trang in bằng công nghệ 3D đang được xem là xu hướng của khẩu trang thế kỷ 21. Không chỉ có công năng phòng chống dịch bệnh, khẩu trang ngày càng tiên tiến, hiện đại hơn đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của con người.

Tin cùng chuyên mục

10 chất bổ sung cần thiết mang theo khi đi du lịch

10 chất bổ sung cần thiết mang theo khi đi du lịch

7:14 | 08/05/2024

Mặc dù bạn không thể mang theo toàn bộ tủ thuốc của mình nhưng có một số chất bổ sung cụ thể bạn nên mang theo mỗi khi rời khỏi nhà...

Vì sao các biện pháp tránh thai lại gây tăng cân?

Vì sao các biện pháp tránh thai lại gây tăng cân?

7:13 | 06/05/2024

Một số người bị tăng cân khi dùng các biện pháp tránh thai. Nguyên nhân do đâu và có thể phòng tránh được không?

Lưu ý khi dùng các thuốc giảm đau do bệnh gout

Lưu ý khi dùng các thuốc giảm đau do bệnh gout

7:12 | 04/05/2024

Việc dùng thuốc giảm đau điều trị bệnh gout kịp thời giúp người bệnh dễ chịu, ngủ ngon hơn và giảm các nguy cơ biến chứng sau này…

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.