Cúm A và cảm lạnh: Sự phân biệt và cách điều trị bệnh lý

18:42 | 03/08/2022

Cúm A và cảm lạnh đều là bệnh đường hô hấp nhưng do các loại virus khác nhau gây ra. Tuy nhiên hai bệnh lại có triệu chứng rất giống nhau, khó phân biệt dẫn đến hướng xử trí sai cách. Vậy dựa vào yếu tố nào để phân biệt cúm A và cảm lạnh để có biện pháp điều trị phù hợp.

Cúm A và cảm lạnh là hai bệnh lý khác nhau, tuy nhiên lại có những triệu chứng tương đồng như sốt, đau đầu, chảy nước mũi, rát họng… nên rất nhiều người nhầm lẫn và nghĩ rằng hai bệnh là một.

Theo PGS.TS Phạm Thị Bích Đào (Bộ môn Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội) cho biết, cúm A và cảm lạnh có tiên lượng và phương thức xử trí khác nhau. Cảm lạnh thường chỉ cần điều trị triệu chứng như sốt, đau đầu, chảy hay ngạt mũi… và có xu hướng khỏi mà không để lại biến chứng nào cho bệnh nhân nếu không bội nhiễm. Trong khi, trường hợp nhiễm virus cúm A, bệnh nhân rất dễ viêm phổi và có tỷ lệ tử vong nhất định.

PGS.TS Phạm Thị Bích Đào cho biết thêm, việc phân biệt cúm A và cảm lạnh là rất quan trọng. Có thể dựa vào những yếu tố dưới đây của triệu chứng bệnh để xác định:

1. Cúm A là gì? Cảm lạnh là gì?

Cúm A là một loại cúm mùa, có biểu hiện giống với các loại cúm thông thường nhưng có biến chứng nguy hiểm hơn nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách. Các chủng virus cúm A phổ biến là A/H5N1, A/H1N1, A/H3N2, A/H7N9, trong đó, chủng A/H7N9 và A/H5N1 thường lưu hành ở gia cầm, có khả năng lây sang người và tạo thành dịch bệnh. Cúm A thường xuất hiện trong các đợt cúm mùa và gây ra đại dịch vì virus cúm A thường xuyên thay đổi và phân nhóm tạo thành chủng mới từ cúm mùa này sang cúm mùa khác. Virus cúm A thường lây lan trên động vật như gà, chim, lợn, động vật có vú,… và có thể nhanh chóng lây sang người. 

Cảm lạnh là một bệnh về đường hô hấp, do bị nhiễm virus đường hô hấp. Tác nhân gây ra bệnh cảm lạnh thường là các loại virus thuộc chủng Rhinovirus hoặc Enterovirus.

Tuy mức độ không nặng như cúm A nhưng vẫn gây cho người bệnh cảm giác mệt mỏi, thiếu năng lượng cho các sinh hoạt thường ngày. Bệnh thường xuất hiện khi trời lạnh và mưa, hoặc có thể trong thời điểm thay đổi thời tiết một cách đột ngột. Khi đó, cơ thể dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân gây bệnh như virus hay vi khuẩn phát triển. 

Bệnh cúm A và cảm lạnh đều do virus gây ra.

Bệnh cúm A và cảm lạnh đều do virus gây ra.

2. Cách phân biệt cúm A và cảm lạnh qua triệu chứng

phan biet trieu chung

3. Làm thế nào phân biệt giữa cúm A và cảm lạnh?

Cúm A và cảm lạnh có nhiều triệu chứng tương tự nên khó phân biệt giữa hai bệnh lý nếu chỉ dựa vào các triệu chứng. Các xét nghiệm đặc biệt sẽ được thực hiện trong vài ngày đầu tiên của bệnh để xác định rõ bệnh.

Cảm lạnh thường đến dần dần trong vài ngày và thường nhẹ hơn cúm A. Cảm lạnh thường giảm nhẹ sau 7 - 10 ngày, mặc dù các triệu chứng có thể kéo dài đến 2 tuần. Trong khi triệu chứng của cúm A thường đến nhanh hơn nhưng có thể trở nên nghiêm trọng và kéo dài từ 1-2 tuần.

4. Cúm A và cảm lạnh ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Cảm lạnh

Bệnh cảm lạnh thông thường sẽ tác động tới các cơ quan như xoang, mũi hoặc họng, kèm theo các triệu chứng nhẹ và có thể tự khỏi chỉ sau khoảng một tuần. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, cảm lạnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe nếu không được điều trị kịp thời. Những biến chứng này bao gồm:

- Hen suyễn: cảm lạnh có thể làm kích hoạt các cơn hen suyễn đối với những người bị hen suyễn.

- Viêm tai giữa (nhiễm trùng tai cấp tính): virus hoặc vi khuẩn có thể xâm nhập vào không gian phía sau màng nhĩ, dẫn đến các triệu chứng như đau nhức tai, dịch mũi tiết ra có màu xanh hoặc vàng, sốt trở lại.

- Viêm xoang cấp tính nếu tình trạng cảm lạnh không được xử lý có thể dẫn đến viêm và nhiễm trùng xoang ở cả trẻ em và người lớn.

- Nhiễm trùng thứ cấp khác: Viêm họng liên cầu khuẩn, viêm phổi, viêm phế quản.

Cúm A và cảm lạnh có những triệu chứng tương đồng như sốt, đau đầu, chảy nước mũi, rát họng…

Cúm A và cảm lạnh có những triệu chứng tương đồng như sốt, đau đầu, chảy nước mũi, rát họng…

Cúm A

Cúm A có thể ủ bệnh từ 2-8 ngày và có thể kéo dài lên đến 17 ngày. Tuy nhiên, phơi nhiễm nhiều lần với virus có thể dẫn đến việc khó xác định chính xác thời gian ủ bệnh của bệnh nhân. Người mắc bệnh cúm A thường đào thải virus trong khoảng thời gian từ 1-2 ngày trước khi khởi phát và 3-5 ngày sau khi có triệu chứng lâm sàng. Trong một số trường hợp có thể dài hơn từ 7-10 ngày.

Nếu được phát hiện và kịp thời điều trị, người mắc bệnh cúm A có thể khỏi bệnh trong vòng 7 – 10 ngày. Sau 5 ngày, bệnh nhân thường hết sốt, sổ mũi và đau đầu; nhưng ho và mệt mỏi có thể còn tiếp tục kéo dài. Tất cả các triệu chứng của bệnh thường biến mất hoàn toàn sau khoảng 1-2 tuần.

Cúm A thường tiến triển không quá nặng, tuy nhiên đối với những người mắc bệnh lý về tim mạch, hô hấp hoặc các trẻ nhỏ và người lớn tuổi thường sẽ trở nặng, có thể gây tử vong.

Biến chứng viêm phổi thường gặp ở đối tượng trẻ em, người trên 65 tuổi, người mắc bệnh mạn tính, bệnh mạch vành, suy tim, đái tháo đường,…

Ngoài ra, bệnh còn gây viêm tai giữa, viêm xoang, nhiễm trùng đường tiết niệu và một số triệu chứng như sốt cao, khó thở, phủ phổi, tím tái. Với phụ nữ mang thai, nếu mắc cúm A có thể gây biến chứng viêm phổi và sẩy thai. Biến chứng nguy hiểm nhất của cúm A là phù não và tổn thương gan trầm trọng, tỷ lệ tử vong cao.

5. Hướng điều trị cúm A và cảm lạnh

PGS.TS Phạm Thị Bích Đào cho biết, về mặt điều trị, 2 bệnh lý nêu trên có những hướng xử trí rất khác nhau.

Với bệnh cảm lạnh thông thường, chủ yếu điều trị hỗ trợ về mặt triệu chứng. Bệnh nhân có thể hạ sốt, giảm đau bằng paracetamol hoặc ibuprofen cách ít nhất mỗi 4 giờ. Các bác sĩ có thể hỗ trợ bệnh nhân chống ngạt mũi, chảy nước mũi bằng các thuốc co mạch, giảm sung huyết, sát khuẩn và săn khô niêm mạc mũi. Giảm ho nếu người bệnh có biểu hiện ho nhiều.

Với cúm A, ở các trường hợp đã có kết quả test nhanh dương tính với virus, bệnh nhân chỉ nên dùng kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ. Các triệu chứng của cúm A thể nhẹ có thể tự khỏi khi bệnh nhân được nghỉ ngơi nhiều và uống đủ nước. Trường hợp mắc cúm A thể nặng, bác sĩ có thể phải kê đơn thuốc kháng virus như Zanamivir (Relenza), oseltamivir (Tamiflu)…

“Những loại thuốc này ức chế neuraminidase, làm giảm khả năng lây lan của virus cúm từ tế bào này sang tế bào khác, làm chậm quá trình lây nhiễm”, PGS.TS Phạm Thị Bích Đào giải thích.

Điều trị cúm A, phương pháp quan trọng là bổ sung đủ nước. Cần đảm bảo cơ thể luôn đủ nước, giúp làm lỏng chất nhầy trong đường hô hấp, bù lượng nước bị mất do sốt, nôn, tiêu chảy… và tăng cường hệ thống miễn dịch. Bệnh nhân có thể sử dụng các loại nước lọc, nước trái cây hay đồ uống bổ sung chất điện giải, đồng thời tránh đồ uống chứa caffeine vì chúng có tác dụng lợi tiểu, khiến cơ thể mất nước nhiều hơn.

Bệnh nhân cúm A nên dùng thức ăn dạng lỏng như súp, cháo… giúp tăng cường miễn dịch đồng thời có thể làm giảm các triệu chứng của cúm.

Người bệnh cúm A cũng cần nghỉ ngơi đầy đủ (ngủ 8 tiếng mỗi đêm). Đây là cách hỗ trợ cơ thể chống lại nhiễm trùng hiệu quả và giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt.

Vệ sinh sạch sẽ là biện pháp giúp phòng ngừa bệnh cúm A và cảm lạnh.

Vệ sinh sạch sẽ là biện pháp giúp phòng ngừa bệnh cúm A và cảm lạnh.

6. Biện pháp phòng ngừa cúm A và cảm lạnh

Vệ sinh cá nhân cẩn thận: Thường xuyên rửa tay bằng dung dịch cồn hoặc xà bông tiệt trùng sau khi cầm nắm đồ vật hoặc đến nơi công cộng, hạn chế tiếp xúc người nghi mắc cúm, tránh tập trung nơi đông người trong mùa dịch.

 Vệ sinh nơi ở, nơi làm việc với dung dịch sát khuẩn, mở cửa sổ thông thoáng.

Tăng cường sức đề kháng bằng việc tập luyện thể dục, chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh.

Tiêm vaccine cúm đầy đủ, đúng lịch, nhất là các đối tượng có nguy cơ nhiễm cúm cao cần được tiêm phòng trước mùa dịch.

Mang khẩu trang ở những nơi đông người.

Khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh nên đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra và chẩn đoán chính xác bệnh. Từ đó, có các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cho những người xung quanh.

Tin cùng chuyên mục

4 bài thuốc hỗ trợ điều trị u xơ tử cung

4 bài thuốc hỗ trợ điều trị u xơ tử cung

8:29 | 29/04/2024

Theo Đông y, u xơ tử cung xuất hiện khi hàn tà xâm nhập quấy rối bào cung, tử môn bế tắc mà phát sinh bệnh này.

Điều trị tóc bạc sớm do nhiều nguyên nhân

Điều trị tóc bạc sớm do nhiều nguyên nhân

8:30 | 27/04/2024

Theo Đông y, tóc bạc sớm do nhiều nguyên nhân gây ra như can thận khuy tổn, doanh huyết có hư nhiệt, can uất khí trệ… và việc trị bệnh cũng tùy thuộc vào từng căn nguyên mà có phương pháp phù hợp.

Thêm một loại rau 'hoàng đế' bổ ngang nhân sâm, tổ yến, đây là 9 công dụng tuyệt vời với sức khỏe

Thêm một loại rau 'hoàng đế' bổ ngang nhân sâm, tổ yến, đây là 9 công dụng tuyệt vời với sức khỏe

7:29 | 25/04/2024

Măng tây được biết có đặc tính chống viêm, giúp bảo vệ cơ thể trước nguy cơ bị bệnh tim và bệnh tiểu đường týp 2...

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.