Ho gà ở trẻ: Các dấu hiệu cần nhận biết khi mắc bệnh

18:43 | 13/09/2022

Ho gà là bệnh truyền nhiễm cấp tính có khả năng lây lan nhanh qua đường hô hấp và có khả năng gây dịch. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng hay gặp và nguy hiểm nhất là trẻ sơ sinh. Cần dựa vào các dấu hiệu nào để phát hiện, điều trị bệnh sớm?

Theo Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), ho gà là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có khả năng gây dịch. Tác nhân gây bệnh là vi khuẩn ho gà (Bordetella pertussis). Bệnh lây theo đường hô hấp, biểu hiện lâm sàng bằng những cơn ho dữ dội đặc biệt và có nhiều biến chứng, đặc biệt ở trẻ nhỏ.

1. Nguyên nhân gây bệnh ho gà?

Ho gà là một bệnh truyền nhiễm gây ra do vi khuẩn hoa gà tên khoa học là Bordetella pertussis. 8 loài Bordetella bổ sung đã được mô tả: B. parapertussis, B. parapertussis, B. Diepseptica, B. avium, B. hinzii, B. holmesii, B. trematum và B. petrii. Ba trong số các loài (B. parapertussis, B. bronchiseptica và B. holmesii) có thể gây bệnh đường hô hấp ở người. 

Ho gà chủ yếu lây qua đường hô hấp thông qua các giọt nước bọt trong không khí khi người bệnh hắt hơi, ho; hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết ở họng, niêm mạc mũi khi người bệnh nôn hay khạc nhổ. Vì vậy, bệnh ho gà ở trẻ em rất dễ lây lan khi ở cùng một không gian đông đúc như trường học, nhà ở, ký túc xá, khu công nghiệp…

Ho gà là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Bordetella pertussis gây ra.

Ho gà là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Bordetella pertussis gây ra.

2. Đối tượng có nguy cơ bị mắc ho gà

Ho gà xuất hiện ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên có hơn 90% số ca mắc là trẻ dưới 1 tuổi chưa tiêm phòng hoặc chưa tiêm đủ 3 mũi cơ bản. Trẻ càng nhỏ thì bệnh càng nặng và càng nhiều biến chứng.

Các nhóm có nguy cơ mắc bệnh và tử vong liên quan đến ho gà cao nhất bao gồm trẻ sơ sinh (đặc biệt là những trẻ dưới sáu tháng), trẻ nhỏ chưa được chủng ngừa đầy đủ và người lớn tuổi (> 65 tuổi). 

- Béo phì và bệnh hen suyễn từ trước có liên quan đến khả năng mắc bệnh ho gà cao hơn.

- Tỷ lệ mắc bệnh ho gà ở nữ cao hơn nam, gặp ở tất cả các độ tuổi và các khoảng thời gian khác nhau.

- Mùa hè là thời điểm số bệnh nhân mắc ho gà tăng cao nhất.

3. Cơ chế gây bệnh

Ho gà là một bệnh truyền nhiễm gây ra bởi vi khuẩn Bordetella pertussis xâm nhập vào đường hô hấp. Những vi khuẩn này bám chặt vào lông mao ở đường hô hấp trên, sau đó vi khuẩn giải phóng độc tố tấn công hệ hộ hấp và làm đường thở sưng lên.

Ho gà gây ra những cơn ho dữ dội, không kiểm soát được, thường khiến người bệnh khó thở. Sau khi ho, bệnh nhân thường cần hít thở sâu, điều này dẫn đến âm thanh phát ra như tiếng rít dài. Ho gà có thể ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi, nhưng đặc biệt nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi.

4. Triệu chứng và diễn tiến bệnh ho gà ở trẻ

Thời kỳ ủ bệnh kéo dài từ 6-20 ngày (trung bình khoảng 9-10 ngày): Thời kỳ này không có triệu chứng.

Giai đoạn viêm long đường hô hấp: Kéo dài khoảng 1-2 tuần, các triệu chứng xuất hiện giống như các bệnh viêm đường hô hấp trên bao gồm sốt nhẹ, chảy nước mũi, ho húng hắng, hắt hơi cuối giai đoạn này ho nặng thành cơn.

Giai đoạn khởi phát: Kéo dài từ 1-6 tuần, có trường hợp đặc biệt có thể kéo dài trên 10 tuần với biểu hiện cơn ho điển hình như:

- Ho: Trẻ ho rũ rượi, thành từng cơn, mỗi cơn từ 15-20 tiếng ho liên tiếp, càng về sau càng yếu và giảm dần. Ở trẻ những cơn ho xuất hiện nhiều làm trẻ yếu dần như ngừng thở do thiếu oxy, mặt tím tái, mặt đỏ, tĩnh mạch cổ nổi, chảy nước mắt nước mũi.

- Thở rít vào: Xuất hiện cuối mỗi cơn ho hoặc xen kẽ sau mỗi tiếng ho, tiếng rít nghe như tiếng gà. Trẻ dưới 6 tháng tuổi có thể không thấy tiếng rít trong cơn ho.

- Kết thúc cơn ho bằng việc khạc đờm trắng, màu trong, dính. Trong đờm có vi khuẩn ho gà cũng là một nguồn lây bệnh.

- Trong khoảng 2 tuần đầu của giai đoạn này tần suất các cơn ho khoảng 15 cơn/ngày. Sau đó giảm dần có thể kéo dài trên 3 tuần nếu không được điều trị.

- Sau mỗi cơn ho trẻ mệt, có thể nôn, thở nhanh. Có thể kèm theo các triệu chứng sau: Sốt nhẹ, mặt và mí mắt nặng.

Giai đoạn phục hồi: Cơn ho ít dần, bệnh nhân hạ sốt. Tuy nhiên sau đó nhiều tháng ho có thể tái lại gây viêm phổi.

Biểu hiện bệnh ở người lớn và trẻ vị thành niên thường nhẹ, ít gặp cơn ho điển hình hoặc là không có triệu chứng, thường khỏi sau 7 ngày.

Nguồn: VNVC

Nguồn: VNVC

5. Các biện pháp chuẩn đoán bệnh ho gà ở trẻ em

Theo ThS.BS Dương Thị Thuỷ (Chuyên khoa – Nhi, Bệnh viện Medlatec) cho biết, để chuẩn đoán bệnh ho gà ở trẻ em cần thực hiện các biện pháp sau:

Lâm sàng:

- Trẻ sơ sinh

+ Ho không cải thiện (trong bất kỳ thời gian nào); cơn ho có thể kịch phát hoặc không.

+ Chảy nước mũi.

+ Ngưng thở, co giật, tím tái, nôn mửa hoặc tăng cân kém.

+ Tăng bạch cầu với tăng tế bào lympho (số lượng bạch cầu [WBC] ≥20.000 tế bào/microL với ≥50 phần trăm tế bào lympho).

+ Viêm phổi.

+ Tiếp xúc trong gia đình có người ho kéo dài.

- Trẻ sơ sinh ≥4 tháng và trẻ em: Cần nghi ngờ mắc bệnh ho gà (bất kể tình trạng tiêm chủng hoặc thở khò khè) ở trẻ sơ sinh ≥4 tháng tuổi và trẻ bị ho, thường không sốt rõ rệt, có:

+ Ho kịch phát không rõ nguyên nhân kéo dài ≥7 ngày (có hoặc không kèm theo nôn trớ hoặc nôn sau ho).

+ Ho kèm theo chảy mũi trong.

+ Ho kèm theo tiếng rít, ngưng thở, nôn mửa sau ho, xuất huyết dưới kết mạc hoặc rối loạn giấc ngủ.

+ Tím tái.

+ Các cơn vã mồ hôi giữa các cơn kịch phát.

Cận lâm sàng

Các xét nghiệm không đặc hiệu cho nhiễm trùng ho gà, biểu hiện thường thấy là tăng bạch cầu do tăng tế bào lympho, mặc dù số lượng bạch cầu có thể bình thường. Số lượng tế bào lympho tuyệt đối thường là ≥10.000 tế bào lympho/micro L.

Theo nghiên cứu giám sát đa trung tâm tiền cứu, 72% bệnh nhân mắc bệnh ho gà có tăng bạch cầu (số lượng bạch cầu cao hơn mức trung bình theo tuổi) và 76% bị tăng tế bào lympho (số lượng tế bào lympho trên mức trung bình theo tuổi). Tăng  bạch cầu đôi khi xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ và có thể là một dấu hiệu để chẩn đoán.

Ở trẻ sơ sinh, số lượng bạch cầu và số lượng tế bào lympho có tương quan trực tiếp với mức độ nghiêm trọng của bệnh.

- Trong bệnh ho gà không biến chứng, X-quang phổi có thể bình thường hoặc cho thấy các bất thường tinh tế như co thắt phế quản, thâm nhiễm quanh thận hoặc xẹp phổi, nhưng những phát hiện này không đặc hiệu.

- Xác định vi khuẩn ho gà: nuôi cấy vi khuẩn, PCR và huyết thanh học.

Ho gà gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ. Ảnh minh họa

Ho gà gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ. Ảnh minh họa

6. Ho gà gây biến chứng gì ở trẻ?

Ho gà thường gây biến chứng ở trẻ nhỏ như: Viêm phế quản, viêm phế quản - phổi do bội nhiễm, ho kéo dài. Ngừng thở là biến chứng hay gặp nhất và dễ gây tử vong, đặc biệt ở trẻ dưới 1 tuổi.

Bệnh nhân cũng có thể gặp lồng ruột, thoát vị, sa trực tràng. Trường hợp nặng có thể gặp vỡ phế nang, tràn khí trung thất hoặc tràn khí màng phổi.

Viêm não (0,1%) là một biến chứng nặng của bệnh ho gà, tỷ lệ di chứng và tử vong cao.

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ho gà có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng và đôi khi gây tử vong đặc biệt là những trẻ chưa được tiêm vaccine phòng bệnh ho gà. Vì những dấu hiệu khởi phát tương tự như bệnh cảm lạnh thông thường nên cha mẹ thường có tâm lý chủ quan, tự ý điều trị ở nhà. Điều này vô tình làm bệnh ho gà trở nặng và dẫn tới những biến chứng nguy hiểm như:

Viêm phổi.

Mất nước.

Khó thở hoặc ngưng thở do oxy không đủ cung cấp lên não.

Viêm não.

Xuất huyết kết mạc.

Thậm chí gây tử vong nếu không phát hiện và điều trị sớm.

7. Biện pháp điều trị và chăm sóc trẻ bị bệnh ho gà

Đối với trẻ được chẩn đoán ho gà nhẹ có thể điều trị cách ly tại nhà dưới sự giám sát của nhân viên y tế khu vực. Cần hướng dẫn gia đình trẻ tái khám khi có các dấu hiệu nặng như số lượng cơn ho nhiều hơn, cơn ho dài, xuất hiện suy hô hấp…

Đối với những trường hợp ho gà nặng cần nhập viện để có điều trị sớm cho trẻ. Các điều trị cần thiết bao gồm điều trị suy hô hấp (nếu có), điều trị bằng kháng sinh đặc hiệu, điều trị biến chứng, các chăm sóc và điều trị hỗ trợ khác.

Dịch và dinh dưỡng: Trẻ sơ sinh và trẻ em bị ho từng cơn thường xuyên có thể có nhu cầu về dịch  và năng lượng tăng lên, có thể khó đáp ứng nếu trẻ ho hoặc nôn trớ. Tình trạng dịch và dinh dưỡng của trẻ cần được theo dõi chặt chẽ, cho dù trẻ được đưa vào bệnh viện hay được chăm sóc tại nhà.

Một số bệnh nhân nhập viện có thể cần phải truyền dịch qua đường tĩnh mạch và cho ăn thông mũi dạ dày. Ống thông mũi dạ dày có thể kích thích phản xạ ho ở một số trẻ sơ sinh; tuy nhiên, nên thử cho ăn qua đường tiêu hóa trước khi nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch đối với những trẻ không thể tăng cân vì những cơn ho dữ dội.

8. Biện pháp phòng ngừa bệnh ho gà

Cách ly trẻ khỏi khu vực đông đúc như trường học, nhà trẻ ngay khi phát hiện trẻ bị nhiễm bệnh.

Che miệng và mũi của trẻ bằng khăn giấy khi ho và hắt hơi.

Vứt bỏ các mẫu khăn đã sử dụng ngay lập tức.

Rửa tay cho trẻ thường xuyên bằng xà phòng.

Tiêm chủng định kỳ cho trẻ sơ sinh, trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn (đặc biệt là phụ nữ có thai).

Đeo khẩu trang nơi công cộng.

Tin cùng chuyên mục

4 dấu hiệu cho thấy bạn đã mắc hội chứng động mạch vành

4 dấu hiệu cho thấy bạn đã mắc hội chứng động mạch vành

7:36 | 17/05/2024

Động mạch vành là hệ thống mạch máu có chức năng nuôi dưỡng tim. Bệnh động mạch vành xảy ra khi lòng động mạch bị tắc nghẽn dẫn đến cơ tim thiếu dưỡng khí, làm bệnh nhân đau thắt ngực, đau tim thậm chí là tổn thương cơ tim.

Cơ thể mất nước sẽ có những dấu hiệu gì?

Cơ thể mất nước sẽ có những dấu hiệu gì?

7:34 | 15/05/2024

Mất nước là tình trạng cơ thể chúng ta sử dụng hoặc mất đi lượng nước nhiều hơn lượng nước được cung cấp hằng ngày.

Phòng bệnh đường hô hấp khi thời tiết chuyển mùa nắng nóng

Phòng bệnh đường hô hấp khi thời tiết chuyển mùa nắng nóng

7:33 | 11/05/2024

Các bệnh đường hô hấp thường gặp khi thời tiết nắng nóng là viêm phổi, viêm phế quản, viêm xoang. Phòng ngừa bệnh hô hấp bằng cách uống đủ nước, tiêm phòng vaccine

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.