Làm cách nào để tăng sức đề kháng cho trẻ phòng tránh các bệnh truyền nhiễm?

13:50 | 13/07/2022

Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm cao hơn vì hệ thống miễn dịch chưa được hoàn thiện. Do đó, để tăng sức đề kháng cho trẻ cha mẹ cần nắm bắt các phương pháp giúp bé khỏe mạnh, chống lại các bệnh truyền nhiễm.

Do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, sức đề kháng kém nên trẻ rất dễ bị vi khuẩn, virus tấn công và mắc các bệnh truyền nhiễm thường gặp như: Sốt, cảm cúm, bệnh về hô hấp, sởi, tay chân miệng... Vì vậy, cha mẹ nên tìm hiểu các phương pháp tăng sức đề kháng cho bé nhằm giúp bé khỏe mạnh, vui chơi phòng chống các bệnh truyền nhiễm.

1. Trẻ em sức đề kháng yếu – dễ mắc bệnh

Sức đề kháng chính là tấm chắn phòng vệ tuyệt vời của cơ thể người nhằm chống lại những tác nhân bên ngoài gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Trẻ em có sức đề kháng yếu thường là do hệ miễn dịch chưa phát triển toàn diện, sức đề kháng còn kém hơn so với người trưởng thành. Đây cũng là lý do khiến trẻ dễ mắc các bệnh truyền nhiễm về đường tiêu hóa, đường hô hấp, ngoài da…

Trẻ có sức đề kháng yếu, nếu tình trạng kéo dài lâu ngày mà không can thiệp có thể dẫn đến trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sự phát triển chung. Chính vì thế, việc giúp trẻ em sức đề kháng yếu khôi phục lại thể trạng một cách bình thường không chỉ vô cùng cần thiết mà còn bước đệm cho quá trình tăng trưởng vững chắc sau này của bé.

Sức đề kháng chính là tấm chắn phòng vệ tuyệt vời giúp trẻ chống lại bệnh truyền nhiễm. Ảnh minh họa: TL

Sức đề kháng chính là tấm chắn phòng vệ tuyệt vời giúp trẻ chống lại bệnh truyền nhiễm. Ảnh minh họa: TL

2. Nâng cao sức đề kháng quan trọng như thế nào?

Sức đề kháng là khả năng phòng vệ và chống lại những tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể. Đối với trẻ nhỏ, hệ miễn dịch vẫn chưa được hoàn thiện và sức đề kháng còn kém nên trẻ thường hay mắc các bệnh truyền nhiễm. Đây cũng là một trong những biểu hiện của hệ thống miễn dịch yếu và chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp.

Khi trẻ còn nằm ở trong bụng mẹ đã có một sức đề kháng nhất định do mẹ cung cấp, giúp chống lại những tác nhân bất lợi. Khi trẻ mới sinh ra, sức đề kháng của trẻ chưa phát triển toàn diện mà phải tiếp xúc với môi trường sống mới nên rất dễ bị bệnh. Do đó, việc tăng sức đề kháng cho trẻ là một việc làm thiết yếu để tạo điều kiện cho trẻ có thể thuận lợi phát triển một cách tốt nhất và phòng ngừa mắc bệnh truyền nhiễm.

3. Các cách tăng sức đề kháng cho trẻ

Với trẻ sơ sinh: Điều quan trọng nhất là phải cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục kéo dài trong khoảng 2 năm hoặc có thể hơn thế nữa. Sữa mẹ không chỉ một nguồn dinh dưỡng dồi dào mà còn chứa rất nhiều kháng thể giúp bé tăng cường hệ thống miễn dịch. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sữa mẹ có thể ngăn ngừa dị ứng và bệnh tật, bảo vệ trẻ khỏi virus, vi khuẩn gây hại, đồng thời hỗ trợ hệ thống miễn dịch chưa phát triển của trẻ sơ sinh. Những dưỡng chất có trong sữa mẹ có thể bảo vệ chống lại sự nhiễm trùng và nâng cao hệ miễn dịch cho trẻ một cách hiệu quả.

Sữa mẹ không chỉ một nguồn dinh dưỡng dồi dào mà còn chứa rất nhiều kháng thể giúp bé tăng cường hệ thống miễn dịch.

Sữa mẹ không chỉ một nguồn dinh dưỡng dồi dào mà còn chứa rất nhiều kháng thể giúp bé tăng cường hệ thống miễn dịch.

Với bé trên 1 tuổi: Do hệ thống miễn dịch của trẻ chưa được hoàn thiện nên trẻ thường bị ảnh hưởng bởi tác động nguy hiểm từ việc hít phải khói thuốc lá từ người lớn. Để tăng sức đề kháng cho trẻ, mẹ cần phải giữ bé tránh xa khói thuốc, tốt nhất là người nhà không nên hút thuốc.

Cho trẻ uống đủ nước, có thể bổ sung nước ép rau củ quả vào chế độ ăn để hỗ trợ sức đề kháng cho trẻ. Một số loại trái cây cũng giúp tăng cường sức đề kháng của trẻ như trái cây họ cam quýt (bưởi, cam, quýt, chanh, v.v…), đu đủ, kiwi giúp bổ sung vitamin C; các loại hạt như hạnh nhân giúp bổ sung vitamin E giúp phòng cảm lạnh; hạt hướng dương giàu các chất như vitamin B6, vitamin E, magie, selen giúp giảm căng thẳng, giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể, ngăn ngừa chứng trầm cảm và duy trì chức năng của hệ miễn dịch.

Các loại rau củ màu vàng, cam, đỏ và xanh đậm như bí đỏ, cà rốt, khoai lang, cà chua, ớt chuông, gấc, súp lơ xanh, tỏi, gừng, nghệ v.v… chứa nhiều khoáng chất và vitamin thiết yếu có lợi cho hệ tiêu hoá và sức đề kháng của trẻ. Ngoài ra, chúng còn chứa hàm lượng lớn chất xơ giúp ngăn ngừa táo bón, hỗ trợ các hoạt động tiêu hoá thức ăn.

Cho trẻ uống bột đậu, ngũ cốc vì trong các loại đậu chứa nhiều loại khoáng chất hỗ trợ miễn dịch như kẽm, sắt giúp tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng cho trẻ. Ngũ cốc chứa nhiều omega-3 giúp hỗ trợ hoạt động của tế bào bạch cầu, có lợi cho hệ miễn dịch của trẻ.

Tăng sức đề kháng cho bé bằng cách bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều loại vitamin.

Tăng sức đề kháng cho bé bằng cách bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều loại vitamin.

Bổ sung một số loại vitamin hỗ trợ sức đề kháng cho trẻ, gồm:

Vitamin A: Bổ sung đầy đủ vitamin A (có nhiều trong rau dền, gấc, rau ngót, v.v…) có thể giúp làm giảm 23% nguy cơ tử vong ở trẻ nhỏ, việc thiếu loại vitamin này có thể gây bài tiết ở các tuyến ngoại tiết, giảm khả năng chống chọi lại vi trùng gây bệnh.

Vitamin E: Vitamin E có nhiều trong các loại hạt như đậu, lạc, hướng dương, giá đỗ, mầm lúa mạch, các loại rau có màu xanh đậm. Nó có tác dụng bảo vệ vitamin A và chất béo ở màng tế bào khỏi bị oxy hoá, bảo vệ tế bào khỏi các bệnh nhiễm trùng.

Vitamin C: Vitamin C có nhiều trong các loại rau củ, trái cây họ cam quýt, có tác dụng kích thích các tế bào lympho T chuyển dạng và tăng cường hoạt tính của tế bào bạch cầu, giúp hình thành các bổ thể tăng cường miễn dịch cho trẻ.

Vitamin D: Vitamin D có liên quan đến nhiều chức năng của hệ miễn dịch, tiêu hoá, tuần hoàn và thần kinh, trong đó có 10 - 20% được tổng hợp qua chế độ ăn uống, và 80 - 90% qua bức xạ tia cực tím. Vì vậy, nên kết hợp cho trẻ tắm nắng 15 - 30 phút/ngày và ăn các loại thực phẩm như hải sản, lòng đỏ trứng để tăng cường vitamin D cho trẻ.

Vitamin nhóm B: Folate (B9) và pyridoxine (B6) có vai trò quan trọng hơn cả đối với hệ miễn dịch. Quá trình tổng hợp tế bào tham gia vào cơ chế miễn dịch bị chậm lại nếu cơ thể bị thiếu chất folate và pyridoxin. Những loại vitamin này có nhiều trong ngũ cốc, các loại hạt, cám gạo.

Sắt: Sắt cần thiết cho quá trình phân bào, ảnh hưởng đến miễn dịch qua trung gian tế bào hơn là miễn dịch dịch thể. Do đó, thiếu sắt có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng cho cơ thể, nó có nhiều trong mộc nhĩ, nấm hương, lòng đỏ trứng...

Kẽm: Kẽm tham gia vào hàng trăm enzym chuyển hóa, giúp tăng cường miễn dịch, mau lành vết thương, duy trì vị giác và khứu giác, vì vậy khi thiếu kẽm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa do giảm sức đề kháng. Các loại thực phẩm như cua, tôm, gan động vật, các loại ngũ cốc, thịt bò... rất giàu kẽm.

Selen: Selen đóng vai trò thiết yếu trong men glutathione peroxidase, một loại men ảnh hưởng đến mọi thành phần của hệ miễn dịch. Thiếu hụt selen có thể gây suy giảm chức năng bạch cầu và tuyến ức, ức chế hệ miễn dịch.

Cho trẻ ăn sữa chua mỗi ngày cũng là một cách để tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Trong sữa chua chứa men vi sinh giúp bổ sung lợi khuẩn giúp tăng cường sức đề kháng vì có tới 70% hệ miễn dịch nằm ở đường tiêu hoá. Ngoài ra, nó còn giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột và là nguồn cung cấp vitamin D lớn cho cơ thể trẻ.

Cha mẹ thường xuyên cho trẻ vận động bằng những hoạt động như bơi lội, đạp xe, đá bóng...

Tạo cho trẻ một thói quen sống lành mạnh, đảm bảo trẻ ngủ đúng giờ, đủ giấc và rèn luyện cơ thể thường xuyên hơn. Giấc ngủ có tầm quan trọng rất lớn trong việc cải thiện và củng cố sức đề kháng của trẻ. Việc thiếu ngủ sẽ khiến cho em bé dễ mắc bệnh hơn do giảm các tế bào miễn dịch tự nhiên và khiến cho trẻ khó chịu, tinh thần không tỉnh táo.

Tin cùng chuyên mục

Thêm một loại rau 'hoàng đế' bổ ngang nhân sâm, tổ yến, đây là 9 công dụng tuyệt vời với sức khỏe

Thêm một loại rau 'hoàng đế' bổ ngang nhân sâm, tổ yến, đây là 9 công dụng tuyệt vời với sức khỏe

7:29 | 25/04/2024

Măng tây được biết có đặc tính chống viêm, giúp bảo vệ cơ thể trước nguy cơ bị bệnh tim và bệnh tiểu đường týp 2...

Đo huyết áp, huyết áp cao bao nhiêu thì cần dùng thuốc?

Đo huyết áp, huyết áp cao bao nhiêu thì cần dùng thuốc?

7:28 | 23/04/2024

Người bệnh cao huyết áp cần đến cơ sở y tế uy tín để kiểm tra chính xác, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên thích hợp về việc có cần uống thuốc hay không.

Thời điểm đo huyết áp cho kết quả chính xác nhất, đây là những việc cần làm khi đo huyết áp tại nhà

Thời điểm đo huyết áp cho kết quả chính xác nhất, đây là những việc cần làm khi đo huyết áp tại nhà

8:27 | 21/04/2024

Để có kết quả đo huyết áp chính xác nhất, bạn nên đo vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Đa phần mọi người nên thực hiện đo huyết áp vào khoảng 30 phút từ khi thức dậy, sau khi đi vệ sinh và trước bữa sáng.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.