Loại vitamin nào giúp tiêu hóa tốt, đường ruột khỏe mạnh?
Một số vitamin đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ tiêu hóa tốt bằng cách tham gia vào các quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng, bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa và tăng cường hệ miễn dịch…

Một số vitamin tham gia vào các quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng, bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa và tăng cường hệ miễn dịch…
1. Một số vitamin thiết yếu hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn
1.1 Vitamin B
Những vitamin này có trong protein như cá, thịt gia cầm, thịt và các sản phẩm từ sữa, cũng như rau lá xanh, đậu. Chúng giúp cơ thể hình thành các tế bào hồng cầu, hấp thụ năng lượng từ thực phẩm bạn ăn. Vitamin B tan trong nước, nghĩa là cơ thể không lưu trữ chúng trong tế bào mỡ để sử dụng sau này, vì vậy chúng cần được bổ sung thường xuyên trong chế độ ăn uống hàng ngày.Vitamin B đóng vai trò rất lớn trong quá trình chuyển hóa năng lượng, dù là carbohydrate hay chất béo. Có tám loại vitamin nhóm B cần thiết cho cơ thể. Sau đây là một số loại quan trọng nhất đối với sức khỏe tiêu hóa:- Vitamin B1 (thiamine): Giúp cơ thể phân hủy chất dinh dưỡng thành adenosine triphosphate (ATP), đóng vai trò là chất mang năng lượng chính cho tế bào.- Vitamin B3 (niacin): Rất quan trọng trong việc chuyển hóa chất dinh dưỡng thành ATP.- Vitamin B6 (pyridoxine): Giúp hệ tiêu hóa phân hủy protein, carbohydrate và chất béo.- Vitamin B7 (biotin): Cũng là chìa khóa để phân hủy chất béo, carbohydrate và protein.- Vitamin B12 hay cobalamin: Có vai trò trong việc sản xuất tế bào hồng cầu, giúp não.Với chế độ ăn uống cân bằng, hầu hết chúng ta sẽ hấp thụ đủ vitamin B từ thực phẩm. Tuy nhiên, thực phẩm bổ sung có thể hữu ích cho một số người. Ví dụ, những người mắc một số vấn đề về tiêu hóa như bệnh Crohn có thể làm giảm vitamin B12, người lớn tuổi…Ngoài ra, vitamin B12 chỉ có trong các sản phẩm từ động vật - chẳng hạn như thịt, hải sản và trứng - nên những người ăn chay và thuần chay có thể không nhận đủ các loại vitamin này. Hãy trao đổi với bác sĩ về bất kỳ loại thực phẩm bổ sung nào mà bạn đang cân nhắc trước khi bắt đầu dùng.1.2 Vitamin C
Vitamin C là chất chống oxy hóa được biết với khả năng tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa cảm lạnh, nhưng loại vitamin thiết yếu này cũng có thể hỗ trợ tiêu hóa bằng cách duy trì răng và nướu khỏe mạnh.TS. Lee cho biết, răng và nướu khỏe mạnh rất quan trọng cho việc nhai - giai đoạn đầu tiên của quá trình tiêu hóa. Khi được nhai kỹ, thức ăn dễ dàng được enzyme phân hủy hơn, giúp hấp thụ chất dinh dưỡng hiệu quả hơn. Những người có sức khỏe răng miệng kém có thể gặp khó khăn hơn trong việc nhai, khiến thức ăn khó phân hủy, có thể dẫn đến đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng và kém hấp thụ.Ngoài ra, vitamin C còn làm tăng độ axit trong đường tiêu hóa, giúp chuyển hóa sắt từ dạng không hấp thụ được sang dạng có thể hấp thụ được. Tình trạng thiếu sắt khá phổ biến ở những bệnh nhân có vấn đề về tiêu hóa.Hầu hết mọi người đều hấp thụ đủ vitamin C từ chế độ ăn uống lành mạnh. Vitamin C có trong một số loại thực phẩm, bao gồm: Trái cây họ cam quýt, quả mọng, cà chua, ớt chuông, bông cải xanh… Tuy nhiên, những người dễ bị thiếu vitamin C có thể cân nhắc việc dùng thực phẩm bổ sung vitamin C.Trong những trường hợp nghiêm trọng, tình trạng thiếu vitamin C có thể dẫn đến thiếu máu, chảy máu nướu răng, bầm tím và vết thương khó lành. Đối với người có chế độ ăn hạn chế, không thường xuyên bao gồm trái cây và rau quả, mắc một số bệnh về đường tiêu hóa hoặc một số loại ung thư, hút thuốc hoặc hít phải khói thuốc lá, hãy trao đổi với bác sĩ về việc liệu có nên dùng thực phẩm bổ sung vitamin C hay không.1.3 Vitamin D
Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi và đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của hệ thần kinh, cơ và hệ miễn dịch. Thế nhưng nhiều người vẫn không nhận đủ loại vitamin này để có xương chắc khỏe và sức khỏe tổng thể tốt nhất. Thiếu vitamin D có thể dẫn đến đau xương và yếu cơ.Có ba cách có thể bổ sung vitamin D, đó là:- Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
- Thực phẩm giàu vitamin D như lòng đỏ trứng, cá béo, gan, sữa bổ sung và ngũ cốc tăng cường…
- Bổ sung vitamin D.
- Người lớn tuổi
- Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ
- Những người có làn da sẫm màu
- Những người mắc bệnh gan hoặc xơ nang
- Người béo phì hoặc những người đã phẫu thuật cắt dạ dày
- Những người mắc bệnh thận mạn tính…
1.4 Vitamin A

Việc bổ sung các chất dinh dưỡng này cần được cá nhân hóa…