Nên làm gì để ngăn ngừa bệnh viêm màng não ở trẻ?

7:14 | 01/09/2022

Việc phát hiện chẩn đoán viêm màng não sớm đóng vai trò hết sức quan trọng trong điều trị cũng như hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng, di chứng cho trẻ. Cha mẹ cần để ý để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Theo nhận định của ThS.BS Đoàn Ngọc Quỳnh (Bác sĩ Nhi – Trung tâm Nhi – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City), viêm màng não là bệnh do vi khuẩn/virus gây ra. Chúng có thể gây ra các tổn thương về khả năng nghe, tổn thương não, các khuyết tật khác và có thể dẫn đến tử vong.

Viêm màng não là căn bệnh đáng sợ, có thể bảo vệ bản thân và gia đình khỏi căn bệnh này bằng sự kết hợp giữa vaccine và điều chỉnh các sinh hoạt hằng ngày như rửa tay thường xuyên, tránh dùng chung các vật dụng cá nhân... Mặc dù nguy hiểm, nhưng bệnh viêm màng não có thể phòng tránh được bằng vaccine.

Dấu hiệu nào cảnh báo viêm màng não ở trẻ?

Các bác sĩ chuyên khoa của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cho biết, để phát hiện bệnh viêm màng não, ngay khi trẻ bị sốt cha mẹ hoặc người chăm sóc cần chú ý các dấu hiệu cảnh báo bệnh.

Sốt, biếng ăn, bú giảm, hệ rối loạn tiêu hóa gây tiêu chảy hoặc nôn, ho, chảy nước mũi... là những biểu hiện ban đầu của viêm màng não trẻ em. Những dấu hiệu này rất dễ nhầm lẫn với các bệnh liên quan đến viêm nhiễm đường hô hấp thông thường, hay sốt do virus... Do đó, cần liên tục theo dõi nhiệt độ cơ thể của trẻ. Nếu thấy trẻ sốt cao trên 38,5 độ C thì cha mẹ nên lau mát cơ thể trẻ và cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo đúng chỉ dẫn liều lượng và cân nặng.

Các dấu hiệu cảnh báo viêm màng não trẻ em mà cha mẹ cần theo dõi sát tình trạng của trẻ như:

Co giật: Toàn thân hoặc có thể ở tay, chân, mắt, miệng. Một số trường hợp trẻ có thể bị co giật đơn thuần do sốt cao, nhưng cũng có thể do rối loạn điện giải. Tuy nhiên trường hợp nào cũng cần phải theo dõi xem trẻ có bị viêm màng não không.

Rối loạn ý thức: Ban đầu trẻ sẽ dễ bị kích động, sau đó trẻ có thể rơi vào tình trạng lờ đờ, ngủ li bì, hôn mê.

Trẻ có biểu hiện đau đầu, nôn, liệt mặt, liệt hoặc giảm vận động ở tay, chân, hoặc nửa người.

Dấu hiệu viêm màng não trẻ sơ sinh ban đầu thường không rõ ràng và rất khó phân biệt với các bệnh nhiễm trùng khác, trẻ có thể bị sốt hoặc không và có kèm theo một trong các triệu chứng trên.

Khi trẻ có các dấu hiệu bị viêm màng não cha mẹ cần theo dõi sát tình trạng của trẻ. Ảnh minh họa

Khi trẻ có các dấu hiệu bị viêm màng não cha mẹ cần theo dõi sát tình trạng của trẻ. Ảnh minh họa

Cảnh giác với biến chứng của bệnh viêm màng não

Viêm màng não là bệnh lý nguy hiểm khó lường vì xảy ra ở vị trí nhạy cảm như hệ thần kinh. Bệnh phát triển rất nhanh, diễn tiến nặng nếu can thiệp muộn thì sẽ có nhiều nguy cơ để lại di chứng thần kinh vĩnh viễn như:

Tổn thương não.

Tràn dịch dưới màng cứng (tích tụ chất lỏng giữa hộp sọ và não).

Não úng thủy (tích tụ chất lỏng bên trong hộp sọ dẫn đến sưng não).

Mất thính lực, câm.

Liệt tay chân.

Lác mắt.

Động kinh.

Sa sút trí tuệ, mất khả năng học tập.

Giúp trẻ phòng ngừa bệnh hiệu quả bằng cách nào?

Bệnh viêm màng não ở trẻ sơ sinh hiện nay vẫn được coi là một bệnh nặng ngoài việc có tỷ lệ tử vong cao, còn có một phần nguyên nhân từ tình trạng kháng kháng sinh của các loại vi khuẩn và virus. Để giúp trẻ phòng ngừa viêm màng não từ sớm, bạn nên áp dụng một số lời khuyên sau:

Dinh dưỡng: Để có một hệ miễn dịch khỏe mạnh cần cho trẻ bú mẹ càng sớm càng tốt, thường khoảng sau sinh từ 30 phút đến 1 giờ, trẻ cần bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và kéo dài từ 18 - 24 tháng hoặc lâu hơn, sau 6 tháng trẻ có thể ăn dặm bổ sung.

Tiêm chủng: Mẹ bầu cần được theo dõi và thực hiện tiêm chủng đầy đủ theo chỉ định, hoặc thực hiện các biện pháp an toàn nếu mẹ từng có tiền sử hay mắc các bệnh có nguy cơ lây nhiễm, đảm bảo trẻ không bị mắc bệnh từ mẹ. Ngoài ra, bé cũng cần được tiêm phòng đầy đủ theo lịch tiêm chủng.

Vệ sinh: Giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé, kể cả các vật dụng hằng ngày như đồ chơi, bình sữa, khăn, áo quần… đồng thời giữ sạch sẽ môi trường xung quanh bé như phòng ngủ, sân vườn,… để tránh nguy cơ tiếp xúc với vi khuẩn.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Nên đưa bé đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám định kỳ, hoặc ngay khi phát hiện có dấu hiệu nghi ngờ để có thể kịp thời ngăn chặn các diễn biến xấu của bệnh nếu có.

Tiêm vaccine là biện pháp phòng tránh viêm màng não ở trẻ.

Tiêm vaccine là biện pháp phòng tránh viêm màng não ở trẻ.

Các vaccine nào được sử dụng để tiêm phòng viêm màng não cho trẻ?

Theo BS Trương Hữu Khanh (Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng I, TP.HCM, Cố vấn cao cấp Hệ thống Trung tâm tiêm chủng cho Trẻ em và Người lớn VNVC) cho biết, ngoài các cách phòng bệnh như giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh nơi ở, khi có biểu hiện sốt cao, đau đầu, buồn nôn và cổ cứng, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời… thì tiêm vaccine là biện pháp phòng bệnh chủ động và tối ưu nhất. Việc tiêm chủng ngừa cho trẻ từ sớm sẽ giúp giảm thiểu số ca bệnh mắc mới và tác hại của viêm màng não do vi khuẩn gây ra.

Các loại vaccine được sử dụng trong phòng bệnh viêm màng não do phế cầu khuẩn, não mô cầu khuẩn và Hib gồm:

Đối với viêm màng não do phế cầu khuẩn, có hai loại vaccine phế cầu cho trẻ em và người lớn là vaccine Synflorix (Bỉ), có thể tiêm cho trẻ từ sớm (6 tuần tuổi đến 5 tuổi), và vaccine xin Prevenar 13 (Bỉ), có thể tiêm cho trẻ từ 6 tuần tuổi trở lên lẫn người lớn. Trẻ trên 5 tuổi, người cao tuổi và người mắc các bệnh lý mạn tính trước đây không có vắc xin phòng bệnh do phế cầu khuẩn thì hiện nay có thể tiêm vaccine Prevenar 13.

Đối với viêm màng não do mô cầu khuẩn, có hai loại vaccine là Mengoc BC (CuBa) phòng các bệnh do mô cầu khuẩn tuýp BC, cho trẻ 6 tháng tuổi đến 45 tuổi và vaccine Menatrac (Mỹ) phòng cho các bệnh do mô cầu khuẩn tuýp (A,C,Y,W – 135) cho trẻ 6 tháng tuổi đến 55 tuổi.

Đối với viêm màng não do Hib, VNVC luôn có đầy đủ các loại vaccine phòng bệnh gồm: Pentaxim (Pháp), Infanrix (Bỉ), Hexaxim (Pháp) và Quimi – Hib (CuBa).

Vaccine chủng ngừa MMR (sởi – quai bị - rubella). Loại vaccine này dùng cho trẻ em để bảo vệ chúng khỏi bệnh viêm màng não có thể phát triển từ bệnh sởi và quai bị.

Vaccine chủng ngừa bệnh thủy đậu và vaccine chủng ngừa bệnh zona. Loại vaccine này nhắm mục tiêu vào virus varicella, loại virus có khả năng dẫn đến viêm màng não.

Tin cùng chuyên mục

Người bị loãng xương tập gì, kiêng tập gì?

Người bị loãng xương tập gì, kiêng tập gì?

7:26 | 05/05/2024

Loãng xương là một tình trạng rối loạn chuyển hóa của bộ xương, làm giảm sức mạnh của xương dẫn đến làm tăng nguy cơ gãy xương. Tập thể dục thường xuyên làm giảm tỷ lệ mất xương và bảo tồn mô xương, giảm nguy cơ gãy xương.

Chống lão hóa bằng tập thể dục

Chống lão hóa bằng tập thể dục

7:26 | 03/05/2024

Các bài tập thể lực và các bài huấn luyện cường độ cao ngắt quãng (HIIT) ngoài việc tốt cho sức khỏe còn có thể làm giảm thiểu các triệu chứng của lão hóa ở mức độ tế bào.

4 bài thuốc hỗ trợ điều trị u xơ tử cung

4 bài thuốc hỗ trợ điều trị u xơ tử cung

8:29 | 29/04/2024

Theo Đông y, u xơ tử cung xuất hiện khi hàn tà xâm nhập quấy rối bào cung, tử môn bế tắc mà phát sinh bệnh này.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.