Viêm màng não trẻ em: Các dấu hiệu dễ nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường

16:52 | 25/08/2022

Viêm màng não là một căn bệnh nguy hiểm để lại di chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, thậm chí gây tử vong. Trẻ mắc viêm màng não có những triệu chứng nào? Bài viết dưới đây giúp độc giả nhận biết rõ các dấu hiệu liên quan đến bệnh lý này.

Theo ThS.BS. Nguyễn Hữu Hiếu (Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Bạch Mai), viêm màng não là bệnh lý nhiễm trùng thần kinh trung ương ở trẻ em. Đây là một căn bệnh nguy hiểm thường diễn biến nặng có thể để lại di chứng lâu dài thậm chí tử vong nếu không được phát hiện sớm.

Bệnh viêm màng não thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ mắc viêm màng não, nhưng triệu chứng của bệnh thường tương tự nhau. Do đó, việc trang bị kiến thức để nhận diện các dấu hiệu của bệnh ngay khi trẻ mới có một vài triệu chứng đầu tiên là hết sức cần thiết.

1. Bệnh viêm màng não ở trẻ nhỏ là gì?

Viêm màng não ở trẻ là một bệnh nguy hiểm đặc trưng bởi phản ứng viêm của màng não và tủy sống. Nguyên nhân gây bệnh này ở trẻ thường là do virus (bệnh được gọi là viêm màng não vô khuẩn) hoặc vi khuẩn từ vị trí nhiễm trùng tại một phần khác của cơ thể di chuyển theo máu sang não và tủy. Ngoài ra, nhiễm nấm cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh viêm màng não, nhưng điều này ít gặp hơn.

Virus thường là tác nhân gây bệnh viêm màng não ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Viêm màng não ở trẻ do virus thường nhẹ hơn so với viêm màng não do vi khuẩn và có thể tự khỏi trong vòng 10 ngày. Nhiều virus gây viêm màng não ở trẻ em thuộc nhóm enterovirus, như coxsackie (loại virus gây ra bệnh tay, chân, miệng). Việc trẻ nhiễm các bệnh do virus khác như quai bị, herpes simplex virus, cúm… cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến viêm màng não.

Viêm màng não là căn bệnh nguy hiểm thường diễn biến nặng có thể để lại di chứng lâu dài thậm chí tử vong nếu trẻ không được phát hiện sớm.

Viêm màng não là căn bệnh nguy hiểm thường diễn biến nặng có thể để lại di chứng lâu dài thậm chí tử vong nếu trẻ không được phát hiện sớm.

2. Các tác nhân gây viêm màng não ở trẻ em

Virus: Viêm não Nhật Bản, quai bị, các loại Enterovirus (ECHO, Coxsackie), các loại virus Herpes, HIV, Adenovirus, bại liệt, dại.

Vi khuẩn: Hemophilus influenzae type B (HIB), các liên cầu, lao, giang mai, các loại Salmonella, Klebsiella pneumoniae.

Ký sinh đơn bào và giun sán; ấu trùng sán lợn (Toenia solium), giun xoắn (Trichinella spiralis), sán lá phổi (Paragonimus).

Nấm: Cryptococcus neoformans.

Ở trẻ em, vi khuẩn gây bệnh thường gặp thay đổi theo từng thời kỳ, lứa tuổi, vùng địa lý, tiêm chủng, cơ địa (chấn thương, tổn thương miễn dịch). Có đến 90% viêm màng não nhiễm khuẩn ở trẻ em do vi khuẩn HIB, phế cầu hoặc não mô cầu. Tỷ lệ tìm thấy vi khuẩn gây bệnh còn thấp (30-50% ở các nước đang phát triển, 80-90% ở các nước phát triển).

3. Đối tượng trẻ nào có nguy cơ bị viêm màng não?

Tuổi: < 3 tuổi, đặc biệt trẻ sơ sinh.

Trẻ nam gặp nhiều hơn nữ.

Trẻ đẻ non, suy giảm miễn dịch, cắt lách, suy dinh dưỡng…

Trẻ bị các nhiễm khuẩn cấp hoặc mãn tính, nhiễm khuẩn hô hấp, tai mũi họng…

Trẻ có các dị tật, chấn thương màng não: thoát vị màng não tủy, dẫn lưu não thất, chấn thương sọ não, thủ thuật chọc dò tủy sống…

Ngoài ra môi trường vệ sinh kém cũng là yếu tố thuận lợi gây ra căn bệnh này.

4. Dấu hiệu cảnh báo viêm màng não trẻ em

Biểu hiện ban đầu của viêm màng não trẻ em là: Sốt, biếng ăn, bú giảm, hệ rối loạn tiêu hóa gây tiêu chảy hoặc nôn, ho, chảy nước mũi... Những dấu hiệu này rất dễ nhầm lẫn với các bệnh liên quan đến viêm nhiễm đường hô hấp thông thường, hay sốt do virus... Do vậy, cha mẹ cần liên tục theo dõi nhiệt độ cơ thể của trẻ. Nếu thấy trẻ sốt cao trên 38,5 độ C thì nên lau mát cơ thể trẻ và cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo đúng chỉ dẫn liều lượng và cân nặng.

Sốt cao là biểu hiện ban đầu nếu trẻ mắc viêm màng não.

Sốt cao là biểu hiện ban đầu nếu trẻ mắc viêm màng não.

Các dấu hiệu cảnh báo viêm màng não trẻ em cần theo dõi sát tình trạng của trẻ như:

Co giật: Toàn thân hoặc có thể ở tay, chân, mắt, miệng. Một số trường hợp trẻ có thể bị co giật đơn thuần do sốt cao, nhưng cũng có thể do rối loạn điện giải. Tuy nhiên trường hợp nào cũng cần phải theo dõi xem trẻ có bị viêm màng não không.

Rối loạn ý thức: Ban đầu trẻ sẽ dễ bị kích động, sau đó trẻ có thể rơi vào tình trạng lờ đờ, ngủ li bì, hôn mê.

Trẻ có biểu hiện đau đầu, nôn, liệt mặt, liệt hoặc giảm vận động ở tay, chân, hoặc nửa người.

Lưu ý: Dấu hiệu viêm màng não trẻ sơ sinh ban đầu thường không rõ ràng và rất khó phân biệt với các bệnh nhiễm trùng khác, trẻ có thể bị sốt hoặc không và có kèm theo một trong các triệu chứng trên.

5. Cần làm gì nếu thấy dấu hiệu viêm màng não trẻ em?

Khi thấy trẻ có những dấu hiệu cảnh báo trên, cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ cần lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được khám, làm các xét nghiệm chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc nếu không có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ, hoặc cho trẻ uống các loại lá. Nếu trì hoãn và chậm trễ đưa trẻ đến bệnh viện có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ và làm tăng nguy cơ để lại nhiều di chứng về thần kinh do bệnh được điều trị muộn.

6. Có vaccine phòng bệnh viêm màng não không?

Theo các bác sĩ chuyên khoa của Bệnh viện Vinmec, bệnh viêm màng não trẻ em có thể được phòng ngừa bằng cách tiêm chủng vaccine. Tại Việt Nam hiện đều có vaccine phòng ngừa bệnh viêm màng não do vi khuẩn Hib, phế cầu khuẩn và mô cầu các nhóm. Các bậc cha mẹ cần chú ý theo dõi và lưu lại việc chủng ngừa của trẻ để đảm bảo trẻ được tiêm ngừa đúng lịch và đầy đủ.

Một số loại vaccine giúp ngăn ngừa những bệnh có thể dẫn đến viêm màng não:

Thuốc chủng ngừa Haemophilus influenzae týp B (Hib). Đây là vaccine giúp ngăn ngừa các nhiễm trùng gây viêm phổi, viêm màng não và các vấn đề khác. Trẻ em được tiêm loại vaccine này từ 2 tháng đến 15 tháng tuổi. Vaccine này cũng được dùng cho trẻ em trên 5 tuổi hoặc người lớn mắc một số bệnh lý nhất định.

Vaccine chủng ngừa phế cầu. Loại vaccine này có tác dụng bảo vệ khỏi bệnh viêm màng não do vi khuẩn. Có hai loại là vaccine liên hợp phế cầu thường dùng cho trẻ em dưới 2 tuổi và vaccine chủng ngừa polysaccharide phế cầu được khuyến cáo cho tất cả người lớn trên 65 tuổi. Một số người lớn và trẻ em bị thiếu lá lách, hệ thống miễn dịch suy yếu và người mắc một số bệnh lâu dài cũng có thể dùng loại vaccine này.

Vaccine chủng ngừa MMR (sởi – quai bị - rubella). Loại vaccine này dùng cho trẻ em để bảo vệ chúng khỏi bệnh viêm màng não có thể phát triển từ bệnh sởi và quai bị.

Vaccine chủng ngừa bệnh thủy đậu (thủy đậu) và vaccine chủng ngừa bệnh zona. Loại vaccine này nhắm mục tiêu vào virus varicella, loại virus có khả năng dẫn đến viêm màng não.

Bệnh viêm màng não trẻ em có thể được phòng ngừa bằng cách tiêm chủng vaccine.

Bệnh viêm màng não trẻ em có thể được phòng ngừa bằng cách tiêm chủng vaccine.

7. Các biện pháp phòng ngừa viêm màng não

Bên cạnh việc tiêm chủng vaccine, phòng tránh bệnh viêm màng não bằng các bước đơn giản sau:

Duy trì giới hạn không gian an toàn với người bị viêm màng não. Hãy cẩn thận với những người bị viêm màng não vì bệnh này có thể lây lan qua hôn, hắt hơi, ho. Nếu trong gia đình có người mắc bệnh truyền nhiễm hãy cố gắng hạn chế tiếp xúc với người bệnh.

Không chia sẻ hoặc dùng chung đồ dùng cá nhân như bàn chải đánh răng, khăn lau mặt, vì viêm màng não có thể lây lan qua tiếp xúc với chất nhầy từ cơ thể người bệnh.

Giữ vệ sinh cá nhân bằng cách thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước, vệ sinh miệng và mũi bằng nước sát khuẩn thông thường.

Nếu tiếp xúc gần với người bị viêm màng não, hãy gọi cho bác sĩ để được tư vấn hỗ trợ kịp thời. Tùy thuộc vào loại viêm màng não, các bác sĩ có thể đề nghị dùng thuốc kháng sinh để phòng ngừa.

Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể bằng cách bổ sung đầy đủ các loại vitamin, rau và trái cây cùng với việc thực hiện lối sống lành mạnh.

Kiểm tra sức khỏe tổng thể giúp sớm phát hiện ra các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn kể cả viêm màng não để có hướng can thiệp kịp thời.

Tin cùng chuyên mục

Người bị loãng xương tập gì, kiêng tập gì?

Người bị loãng xương tập gì, kiêng tập gì?

7:26 | 05/05/2024

Loãng xương là một tình trạng rối loạn chuyển hóa của bộ xương, làm giảm sức mạnh của xương dẫn đến làm tăng nguy cơ gãy xương. Tập thể dục thường xuyên làm giảm tỷ lệ mất xương và bảo tồn mô xương, giảm nguy cơ gãy xương.

Chống lão hóa bằng tập thể dục

Chống lão hóa bằng tập thể dục

7:26 | 03/05/2024

Các bài tập thể lực và các bài huấn luyện cường độ cao ngắt quãng (HIIT) ngoài việc tốt cho sức khỏe còn có thể làm giảm thiểu các triệu chứng của lão hóa ở mức độ tế bào.

4 bài thuốc hỗ trợ điều trị u xơ tử cung

4 bài thuốc hỗ trợ điều trị u xơ tử cung

8:29 | 29/04/2024

Theo Đông y, u xơ tử cung xuất hiện khi hàn tà xâm nhập quấy rối bào cung, tử môn bế tắc mà phát sinh bệnh này.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.