Sốt cúm A: Nhận biết triệu chứng để điều trị cho trẻ đúng cách

18:31 | 25/07/2022

Cúm A là một dạng nhiễm trùng đường hô hấp, thường do nhóm virus A là nguyên nhân gây bệnh chính. Các triệu chứng của cúm thường xuất hiện đột ngột, trong đó dấu hiệu phổ biến là sốt. Sốt cúm A ở người lớn hay trẻ em đều vô cùng nguy hiểm.

ThS.BS Đoàn Ngọc Quỳnh (Bác sĩ Nhi, Trung tâm Nhi, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Times City) cho biết, trong số các nguyên nhân gây ra bệnh cúm, virus cúm A là phổ biến nhất và thường xuất hiện trong các dịch bệnh cúm mùa. Trong một số trường hợp, tình trạng nhiễm virus cúm A có thể cải thiện mà không cần dùng thuốc theo toa, nhưng bệnh nhân nên đi khám và được bác sĩ tư vấn để chẩn đoán tình trạng bệnh.

Cúm A thường có biểu hiện giống với cảm lạnh thông thường, nhưng chúng có thể gây ra các triệu chứng nguy hiểm hơn. Các triệu chứng của cúm thường xuất hiện đột ngột, trong đó dấu hiệu phổ biến là sốt. Việc phân biệt sốt do cúm A với các bệnh về đường hô hấp khác là cần thiết để có phương pháp điều trị đúng cách.

Sốt cúm A ở người lớn hay trẻ em đều vô cùng nguy hiểm.

Sốt cúm A ở người lớn hay trẻ em đều vô cùng nguy hiểm.

1. Sốt cúm A là gì?

Cúm A là một dạng nhiễm trùng đường hô hấp, thường do nhóm virus A là nguyên nhân gây bệnh chính. Cúm A lây lan tương đối nhanh và thường diễn biến phức tạp hơn ở trẻ em. Nếu trẻ nhỏ mắc cúm A thì có khả năng cao sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác. 

Cúm A thường có biểu hiện lâm sàng là sốt, nhức đầu, đau mình mẩy, hắt hơi, chảy nước mũi. Tuy nhiên nếu có sốt cao hoặc không được xử trí kịp thời thì cơ thể sẽ mất nước, li bì, rối loạn điện giải, thậm chí một số trẻ còn có biểu hiện co giật. Sốt do cúm A sẽ đi kèm các triệu chứng như viêm họng nhẹ, hắt hơi, ho. Cảm giác nghẹt mũi kéo dài vài ngày… Nếu sốt do cúm A đã kéo dài nhiều ngày diễn biến nghiêm trọng có thể gây tức ngực, khó chịu và hay xuất hiện ho khan.

Sốt cúm A ở trẻ em tương đối phổ biến với trẻ dưới 24 tháng tuổi. Khi cúm A ở thể nhẹ thì trẻ có thể bị sốt từ 38.5 trở lên và cảm giác nhức đầu đi kèm với mỏi cơ, lười vận động, ho. Một số trẻ có thể nôn, trớ nhiều lần trong ngày, háo nước…

Trẻ mắc cúm A biến chuyển giai đoạn nặng (sốt từ 39 độ C trở lên) có thể sẽ bỏ ăn, bỏ bú, lòng bàn tay và gan bàn chân lạnh. Các triệu chứng phụ có thể đi kèm như: thở nhanh, ngủ li bì. Một số trường hợp sốt do cúm A nặng hơn thì trẻ bị sốt cao đi kèm co giật.

2. Virus gây ra bệnh cúm A

Bệnh cúm A gây ra bởi các chủng của virus cúm A, bao gồm: H1N1, H5N1, H7N9. Chủng virus này có khả năng lây lan nhanh, dễ tiến triển nặng thành dịch bệnh.

Trẻ nhỏ là một trong những đối tượng dễ lây nhiễm virus cúm A, thường là do lây nhiễm qua đường hô hấp thông qua các hạt bụi, giọt nước li ti dính virus khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc qua tiếp xúc với các đồ vật nhiễm virus rồi đưa lên mắt, mũi, miệng. Do đó, bệnh cúm A lây lan nhanh chóng trong cộng đồng, đặc biệt là những nơi tập trung nhiều người như các lễ hội mùa xuân, trường học, khu vui chơi…

Bệnh cúm A gây ra bởi các chủng của virus cúm A, chủng virus này có khả năng lây lan nhanh dễ tiến triển nặng thành dịch bệnh.

Bệnh cúm A gây ra bởi các chủng của virus cúm A, chủng virus này có khả năng lây lan nhanh dễ tiến triển nặng thành dịch bệnh.

3. Sốt cúm A có biểu hiện như thế nào?

Sốt: Trẻ thường bị sốt cao từ 38.5 đến 39 độ C trong vài ngày đầu bị bệnh. Tuy nhiên, nếu trẻ bị cúm A sốt cao không hạ thì phải cho trẻ đi bệnh viện ngay chứ không được để sốt tới 40-41 độ C.

Ớn lạnh: Trẻ có thể cảm thấy rất lạnh. Đôi khi trẻ cũng sẽ có thể rùng mình và run rẩy.

Nhức đầu và đau nhức cơ thể: Đau đầu do cúm A gây ra đau hơn nhiều so với khi bị cảm lạnh. Trẻ cũng có thể cảm thấy cơn đau khắp người.

Mệt mỏi: Trẻ có thể sẽ cảm thấy kiệt sức, yếu ớt và không hứng thú với việc vui chơi vận động.

Đau họng và ho: Sốt cúm A có thể gây đau họng và ho, tuy nhiên cơn ho thường nghiêm trọng hơn bình thường.

Ăn không ngon: Nếu trẻ bị cúm, có thể không muốn ăn trong một hoặc hai ngày đầu bị bệnh. Cho trẻ ăn những thức ăn đơn giản như bánh mì hoặc cháo. Tuy nhiên, cha mẹ phải đảm bảo trẻ uống đủ nước. Nước trái cây hoặc nước súp có thể giúp làm dịu cổ họng, giảm ho và giữ cho cơ thể trẻ đủ nước.

Nôn mửa và tiêu chảy: Các triệu chứng này ít phổ biến hơn, tuy nhiên trẻ bị sốt cúm A vẫn có thể bị buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy.

4. Trẻ bị sốt cúm A bao lâu thì khỏi?

Trẻ mắc cúm A bị sốt bao lâu thì khỏi còn phụ thuộc vào hệ miễn dịch và sức đề kháng của từng trẻ. Trẻ bị sốt cúm A nếu được chăm sóc tốt có thể hồi phục nhanh hơn. Ngược lại, nếu các triệu chứng sốt cúm A trở nên nặng hơn, thời gian hồi phục của trẻ sẽ lâu hơn.

Mắc cúm A trẻ em sẽ phục hồi trong vòng một tuần, nhưng các triệu chứng nhẹ có thể kéo dài đến một tháng. Mỗi trẻ sẽ có phản ứng khác nhau với virus cúm A, các triệu chứng có thể tồn tại:

Sốt kéo dài trong 5-7 ngày.

Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi kéo dài từ một đến hai tuần.

Ho trong hai đến ba tuần.

Cảm thấy mệt mỏi cho đến tuần thứ tư.

5. Sốt cúm A có thể lây không?

Sốt do cúm A hoàn toàn có thể lây lan nhanh chóng giữa người với người, đặc biệt là thời gian lây sang trẻ em còn nhanh hơn vì sức đề kháng của trẻ còn yếu. 

Sốt do cúm thường lây qua đường nước bọt hoặc dịch nhầy mũi khi người khỏe tiếp xúc với người bệnh khi ho và hắt hơi. Các dịch cơ thể của người bệnh có chứa virus nhóm A và xâm nhập sang cơ thể người khác. Chúng sẽ phát triển cực kỳ nhanh chóng để tiếp tục gây bệnh cho cơ thể khỏe mạnh.

Do đó, khi có biểu hiện của sốt do cúm A gây nên cần sớm cách ly với người thân để tránh nhiễm bệnh. Nếu trẻ nhỏ bị mắc bệnh thì nên cách ly trẻ tại nhà để tránh tình trạng sốt bị lây chéo.

Trẻ mắc cúm A bị sốt bao lâu thì khỏi còn phụ thuộc vào hệ miễn dịch và sức đề kháng của từng trẻ. Ảnh minh họa

Trẻ mắc cúm A bị sốt bao lâu thì khỏi còn phụ thuộc vào hệ miễn dịch và sức đề kháng của từng trẻ. Ảnh minh họa

6. Bệnh nhân cúm A sốt 40 độ C sẽ như thế nào?

Virus cúm A khi xâm nhập vào cơ thể, cơ thể sẽ giải phóng một số chất trung gian gây sốt, làm cho thân nhiệt tăng, gây ra cơn sốt để chống lại virus. Ở trẻ em, do sức đề kháng yếu nên virus có thể dễ dàng xâm nhập và gây bệnh. Những trẻ bị cúm A sốt 40 độ, sau khi được hạ sốt vẫn tỉnh táo, chơi bình thường trở lại tuy nhiên sẽ còn biểu hiện mệt mỏi, có thể chảy nước mũi.

Trường hợp trẻ bị sốt cao và kéo dài liên tục nếu không được hạ sốt kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm như: 

Có các biểu hiện về rối loạn thần kinh, mơ hồ, nói sảng, thậm chí là hôn mê. 

Người bệnh đau đầu dữ dội, có các đốm đỏ hoặc tím trên da.

Co thắt các cơ, đau bụng, vã mồ hôi, co giật. 

Nhịp tim nhanh, khó thở hoặc thở gấp, tụt huyết áp. 

Nhiệt độ cơ thể tiếp tục tăng lên hơn 40 độ C hoặc giảm xuống dưới 35 độ C. 

Cơ thể mất nhiều nước. 

Phổi có biểu hiện tổn thương gây suy hô hấp.

Có thể dẫn đến các bệnh kế phát: Viêm phổi, viêm xoang bội nhiễm, sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng. 

7. Trẻ bị sốt cúm A phải làm sao?

Sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ: Sử dụng thuốc hạ sốt trẻ em không kê đơn là cách nhanh nhất giúp trẻ hạ sốt. Cha mẹ có thể cho bé uống các loại thuốc hạ sốt như Paracetamol hoặc ibuprofen theo chỉ định. Tuy nhiên, cần hết sức lưu ý là không cho trẻ bị sốt cúm A uống aspirin, vì điều này có thể dẫn đến một tình trạng hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm gọi là hội chứng Reye.

Hạ nhiệt cho trẻ: Ngoài việc sử dụng thuốc hạ sốt cho bé, cha mẹ có thể giảm nhiệt độ cơ thể cho trẻ bằng cách cho trẻ mặc quần áo nhẹ và thoáng mát, tránh đắp quá nhiều chăn, cho trẻ tắm bằng nước ấm (nước lạnh sẽ khiến nhiệt độ cơ thể bé tăng lên thay vì hạ xuống), sử dụng quạt trong phòng để không khí lưu thông…

Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều: Cho bé trẻ đủ giấc từ 8-9 tiếng mỗi đêm. Điều này sẽ góp phần thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi của trẻ. Mặt khác, cho trẻ nghỉ ngơi trong phòng còn giúp làm hạn chế sự lây nhiễm virus cho những người xung quanh.

Cho trẻ uống nhiều nước: Sốt sẽ khiến nhiệt độ cơ thể bé cao hơn bình thường. Điều này sẽ kích hoạt tuyến mồ hôi của bé hoạt động mạnh hơn để cố gắng hạ nhiệt, dẫn đến tình trạng mất nước. Ngoài ra, các triệu chứng như nôn mửa hay tiêu chảy cũng làm trẻ bị mất nước. Vì vậy, cần cho bé uống nhiều nước khi bé bị cúm A để bổ sung lượng chất nước đã mất.

Cần cho bé uống nhiều nước khi bé bị cúm A để bổ sung lượng chất nước đã mất. Ảnh minh họa

Cần cho bé uống nhiều nước khi bé bị cúm A để bổ sung lượng chất nước đã mất. Ảnh minh họa

8. Biện pháp phòng tránh sốt cúm A? 

Thường xuyên rửa tay với xà phòng, hạn chế đưa tay lên mũi, dụi mắt, che miệng bằng khăn giấy khi ho, hắt hơi. 

Hạn chế tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh hoặc nghi ngờ có nhiễm virus.

Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh, trái cây để bổ sung vitamin, kẽm, tăng sức đề kháng chống lại virus. 

Thường xuyên vận động, luyện tập thể thao để cơ thể khỏe mạnh. 

Lau dọn vệ sinh thường xuyên các vật dụng trong nhà, mở cửa cho thông thoáng để ánh nắng mặt trời có thể rọi vào phòng. 

Tiêm vaccine để phòng bệnh. Những người bị nhiễm bệnh cần phải tự chủ động cách ly để phòng tránh việc lây lan.

Khi bị nhiễm cúm A uống kháng sinh sẽ không những không có tác dụng mà còn gây hại cho cơ thể. Do đó không được tự ý mua thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ. 

Trường hợp cúm A sốt 40 độ trở lên cần hết sức thận trọng, nhanh chóng hạ sốt và đưa trẻ đến cơ sở y tế. 

Tin cùng chuyên mục

Người bị loãng xương tập gì, kiêng tập gì?

Người bị loãng xương tập gì, kiêng tập gì?

7:26 | 05/05/2024

Loãng xương là một tình trạng rối loạn chuyển hóa của bộ xương, làm giảm sức mạnh của xương dẫn đến làm tăng nguy cơ gãy xương. Tập thể dục thường xuyên làm giảm tỷ lệ mất xương và bảo tồn mô xương, giảm nguy cơ gãy xương.

Chống lão hóa bằng tập thể dục

Chống lão hóa bằng tập thể dục

7:26 | 03/05/2024

Các bài tập thể lực và các bài huấn luyện cường độ cao ngắt quãng (HIIT) ngoài việc tốt cho sức khỏe còn có thể làm giảm thiểu các triệu chứng của lão hóa ở mức độ tế bào.

4 bài thuốc hỗ trợ điều trị u xơ tử cung

4 bài thuốc hỗ trợ điều trị u xơ tử cung

8:29 | 29/04/2024

Theo Đông y, u xơ tử cung xuất hiện khi hàn tà xâm nhập quấy rối bào cung, tử môn bế tắc mà phát sinh bệnh này.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.