Thuốc Tamiflu có công dụng gì trong điều trị cúm A

8:26 | 30/07/2022

Thuốc Tamiflu là một thuốc kháng virus điều trị bệnh cúm, ngăn cản virus cúm không sinh sôi trong cơ thể bệnh nhân và giúp thuyên giảm các biểu hiện của bệnh. Hiệu quả của thuốc Tamiflu trong điều trị cúm A như thế nào?

Bệnh cúm A là một bệnh lý về đường hô hấp do virus cúm gây ra, các triệu chứng bao gồm ớn lạnh, sốt, nhức mỏi người, đau họng và ho. Đặc biệt ho thường kéo dài và nặng, ngoài ra còn có thể có các triệu chứng tiêu hóa như tiêu chảy, buồn nôn, nôn nhất là ở trẻ em. Cúm A nếu không điều trị kịp thời có thể diễn tiến nặng thành viêm phổi, là bệnh lý nguy hiểm đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, do đó không được chủ quan.

Hiện nay, tỷ lệ các ca bệnh cúm A gia tăng khiến thị trường thuốc Tamiflu cũng biến động, được chú ý đến hơn. Vậy hiệu quả của thuốc Tamiflu trong điều trị cúm A như thế nào?

1. Thuốc Tamiflu là gì?

Thuốc Tamiflu (với hoạt chất là oseltamivir phosphate) là một loại thuốc kháng virus giúp điều trị bệnh cúm, ngăn cản virus cúm không sinh sôi trong cơ thể bệnh nhân và giúp thuyên giảm các biểu hiện của bệnh.

Thuốc Tamiflu là một loại thuốc kháng virus giúp điều trị bệnh cúm A.

Thuốc Tamiflu là một loại thuốc kháng virus giúp điều trị bệnh cúm A.

2. Cơ chế hoạt động của thuốc Tamiflu

Theo BS Trương Hoàng Hưng (BS Nhi khoa và giảng dạy lâm sàng tại Texas Tech University (TTU), Texas, Mỹ) cho biết, Tamiflu là thuốc kháng virus nhưng không giống với hầu hết kháng sinh, nó không có khả năng tiêu diệt virus cúm. Tamiflu là thuốc ức chế men neurominidase của virus cúm. Virus cúm sau khi xâm nhập vào cơ thể, đi vào tế bào và nhân đôi. Sau đó, men này sẽ giúp virus cúm tách ra, rời khỏi tế bào chủ và đi tìm tế bào mới. Tamiflu ức chế men này, làm giảm sự phát tán của virus cúm trong cơ thể chứ không có tác dụng tiêu diệt chúng.

Thuốc Tamiflu khi vào cơ thể, có thể thuyên giảm triệu chứng và rút ngắn thời gian điều trị. Kể từ khi người bệnh bắt đầu có triệu chứng, nếu sử dụng sớm trong vòng < 24h thì Tamiflu có thể rút ngắn thời gian điều trị lại còn 2 - 3 ngày.

Lưu ý: Tamiflu là chỉ là thuốc hỗ trợ, không phải thuốc đặc hiệu trong việc điều trị bệnh cúm. Tác dụng của Tamiflu chỉ được phát huy tối đa nếu được sử dụng trong vòng ít hơn 24h. Nếu dùng Tamiflu sau 48h kể từ khi có triệu chứng ban đầu thì kết quả đem lại không khác hơn là mấy so với người bệnh không dùng thuốc.

3. Thuốc Tamiflu được dùng như thế nào?

Dược sĩ Huỳnh Xuân Lộc (Khoa Dược - Bệnh viện Vinmec Central Park) cho biết, Tamiflu hiện có dạng bào chế viên nang cứng và dạng hỗn dịch cho các đối tượng người bệnh và độ tuổi khác nhau; liều dùng của thuốc dựa trên chẩn đoán, mục đích dùng thuốc, độ tuổi và cân nặng của người bệnh. Tamiflu là thuốc kê đơn và chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.

Người bệnh cúm A được khuyến cáo nuốt nguyên viên nang cứng khi dùng thuốc hoặc uống hỗn dịch thuốc với liều do bác sĩ chỉ định. Trường hợp không thể nuốt được thuốc viên và không có dạng hỗn dịch thay thế có thể mở viên nang ra và lấy bột thuốc bên trong hòa với lượng nhỏ chất lỏng có vị ngọt để giảm bớt mùi vị của thuốc khi uống.

Sự hấp thu của thuốc không bị ảnh hưởng bởi thức ăn nên người bệnh có thể dùng thuốc trước hoặc sau ăn đều được. Tuy nhiên thuốc nên được dùng cùng bữa ăn vì có thể giúp giảm tác dụng phụ gây buồn nôn và nôn của thuốc.

Mắc cúm A người bệnh nên uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Mắc cúm A người bệnh nên uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

4. Chỉ định, chống chỉ định của thuốc Tamiflu?

Thuốc Tamiflu được chỉ định điều trị cúm ở người lớn và trẻ em bao gồm cả trẻ sơ sinh đủ tháng (mắc virus cúm týp A và týp B). Tamiflu còn được dùng để phòng ngừa bệnh cúm ở người lớn và trẻ em từ 1 tuổi trở lên tuy nhiên việc dùng thuốc này không thay thế việc tiêm phòng bằng vaccine cúm phù hợp.

Thuốc Tamiflu chống chỉ định dùng trong các trường hợp quá mẫn với Oseltamivir phosphat hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.

5. Tamiflu gây ra những tác dụng phụ gì?

Trên Zing, TS.DS Phạm Đức Hùng (Bệnh viện Cincinnati, Ohio, Mỹ) cho hay, các tác dụng phụ thường gặp khi dùng Tamiflu là buồn nôn, nôn, nhức đầu, đỏ mắt, ho, vấn đề hô hấp, tăng tổn thương thận ở những người có bệnh thận. Tác dụng phụ đáng sợ nhất là rối loạn tâm thần, thay đổi tâm trạng thất thường.

Tuy vậy, triệu chứng buồn nôn, nôn thường không ảnh hưởng nghiêm trọng và sẽ tự thuyên giảm sau 2 ngày bắt đầu điều trị. Uống Tamiflu cùng lúc với bữa ăn có thể làm thuyên giảm cảm giác buồn nôn và nôn.

Ngoài ra, những tác dụng phụ khác cũng có thể xảy ra như mệt mỏi, đau bụng khi dùng thuốc. Hiếm gặp hơn là phản ứng dị ứng, xuất hiện nhiều mẩn đỏ nổi trên da; nếu phát hiện nổi mẩn đỏ ngay sau khi vừa mới dùng thuốc, cần ngưng thuốc ngay lập tức và đến khám ngay tại cơ sơ y tế.

Có dấu hiệu mắc cúm A, người bệnh nên thăm khám bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp.

Có dấu hiệu mắc cúm A, người bệnh nên thăm khám bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp.

6. Tương tác thuốc cần lưu ý khi dùng Tamiflu?

Nhìn chung Tamiflu ít có tương tác với các thuốc khác. Các thuốc có ghi nhận tương tác với Tamilfu bao gồm Probenecid và Dichlorphenamide (làm tăng nồng độ chất chuyển hóa có hoạt tính của Oseltamivir trong máu). Cần lưu ý khi tiêm vaccine ngừa cúm trong thời gian đang dùng Tamiflu do lo ngại các thuốc kháng virus sẽ làm mất hoạt tính của các vaccine.

7. Tamiflu có phải là lựa chọn thuốc kháng virus duy nhất không?

Thuốc Tamiflu không phải là thuốc kháng virus duy nhất có khả năng điều trị bệnh cúm. Những thuốc kháng virus khác cũng từng được dùng để điều trị cúm bao gồm: zanamivir, peramivir và baloxavir. Hiện tại thì Tamiflu và zanamivir là 2 thuốc kháng virus đã được Bộ Y tế Việt Nam cấp phép lưu hành. Tuy nhiên việc lựa chọn thuốc nào, liều dùng ra sao còn tùy thuộc vào loại type virus cúm gây bệnh và đánh giá của bác sĩ điều trị ở từng bệnh nhân khác nhau.

8. Khi mắc cúm A cần lưu ý điều gì?

Bác sĩ Nguyễn Trí Thức (Khoa Bệnh lây đường tiêu hóa (A4-B), Bệnh viện TƯQĐ 108), đưa ra lời khuyên: “Đôi khi các triệu chứng cúm A tự khỏi hoặc nhẹ có thể điều trị tại nhà. Nếu các triệu chứng kéo dài hơn một tuần, người bệnh không được chủ quan mà nên đến cơ sở khám chữa bệnh uy tín để điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nghiêm trọng do cúm gây ra. Đặc biệt, người trên 65 tuổi, trẻ em dưới 2 tuổi và trường hợp mắc các bệnh mạn tính như hen suyễn, bệnh phổi, đái tháo đường… dễ biến chuyển thành ác tính".

Bác sĩ Thức lưu ý, biến chứng nguy hiểm nhất của cúm A là gây phù não và tổn thương gan trầm trọng, tỷ lệ tử vong rất cao. Phụ nữ đang mang thai nếu mắc cúm A cũng có thể gây ra biến chứng viêm phổi hoặc sẩy thai.

Do đó, người dân nên đề cao cảnh giác, chủ động phòng bệnh. Khi mắc cúm A, nếu thấy có các biểu hiện bất thường, cần đến ngay các cơ sở y tế tin cậy, tốt nhất là cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh để xảy ra biến chứng đáng tiếc.

Tin cùng chuyên mục

Thời điểm đo huyết áp cho kết quả chính xác nhất, đây là những việc cần làm khi đo huyết áp tại nhà

Thời điểm đo huyết áp cho kết quả chính xác nhất, đây là những việc cần làm khi đo huyết áp tại nhà

8:27 | 21/04/2024

Để có kết quả đo huyết áp chính xác nhất, bạn nên đo vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Đa phần mọi người nên thực hiện đo huyết áp vào khoảng 30 phút từ khi thức dậy, sau khi đi vệ sinh và trước bữa sáng.

8 loại rau rẻ tiền nhưng tốt hơn thuốc bổ, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

8 loại rau rẻ tiền nhưng tốt hơn thuốc bổ, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

8:26 | 19/04/2024

Nếu bạn muốn sống đến 100 tuổi, chuyên gia dinh dưỡng và tuổi thọ người Mỹ cho biết có một loại thực phẩm đặc biệt mà bạn nên ăn hằng ngày, đó là rau lá xanh.

7 thực phẩm 'đại kỵ' với người bệnh cao huyết áp, khi có dấu hiệu này cần điều chỉnh ngay!

7 thực phẩm 'đại kỵ' với người bệnh cao huyết áp, khi có dấu hiệu này cần điều chỉnh ngay!

8:24 | 17/04/2024

Nếu bạn bị cao huyết áp, hãy tham khảo từ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có một chế độ ăn uống phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn.

Ảnh-Video-Emagazine

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bác sĩ 'mũ nồi xanh' Việt Nam khám bệnh miễn phí cho người dân ở Bentiu, Nam Sudan

Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC2.4) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhất là trong điều kiện các bác sĩ, điều dưỡng của Việt Nam đang công tác xa quê hương.