Tuổi dậy thì nên bổ sung vitamin nào?
Vitamin đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn dậy thì, giúp hỗ trợ sự phát triển toàn diện của trẻ, đặc biệt là chiều cao, xương, hệ miễn dịch, chức năng não bộ và thể lực. Việc bổ sung vitamin kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh, sẽ giúp trẻ phát triển tối ưu...
Một số loại vitamin quan trọng cho tuổi dậy thì
1. Bổ sung vitamin D
Vitamin D đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của trẻ tuổi dậy thì, nhất là sự phát triển của xương và sức khỏe tổng thể. Ở giai đoạn này, cơ thể trẻ cần vitamin D để hấp thu canxi và photpho, giúp xương chắc khỏe, phát triển chiều cao tối ưu, tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ sức khỏe tim mạch. Trẻ thiếu vitamin D thường có dấu hiệu: Còi xương, chậm phát triển chiều cao, xương yếu, dễ gãy, dễ béo phì.Cơ thể hấp thụ vitamin D chủ yếu từ ánh nắng mặt trời (tổng hợp qua da), từ nguồn thực phẩm như sữa, trứng, cá béo… hoặc thực phẩm bổ sung. Lưu ý, cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để xác định liều lượng vitamin D phù hợp cho từng độ tuổi và tình trạng sức khỏe; tránh bổ sung vitamin D quá liều vì có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.

2. Vitamin K
Vitamin K là một trong những vitamin quan trọng cho tuổi dậy thì. Loại vitamin này giúp "chuyển" canxi đến đúng vị trí trong xương, đảm bảo xương phát triển chắc khỏe, đồng thời đóng vai trò trong quá trình đông máu, giúp ngăn ngừa chảy máu quá nhiều khi có chấn thương.Vitamin K có nhiều trong các loại rau xanh lá (bông cải xanh, rau bina…) các loại dầu thực vật, gan…3. Vitamin nhóm B
Vitamin nhóm B (đặc biệt là vitamin B1, B2, B6, B9, B12) rất cần cho giai đoạn dậy thì của trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Nhóm vitamin này tham gia vào quá trình chuyển hóa năng lượng từ thức ăn, hỗ trợ chức năng thần kinh, giúp sản xuất tế bào máu, hỗ trợ tăng trưởng chiều cao và duy trì sức khỏe da, móng, tóc.Trẻ thiếu vitamin B thường có biểu hiện:- Mệt mỏi, khó tập trung, suy giảm trí nhớ, rối loạn tiêu hóa ( thiếu vitamin B1).- Viêm da, khô môi, nứt khóe miệng, viêm lưỡi (vitamin B2).- Mệt mỏi, dễ cáu kỉnh, thiếu máu (vitamin B6).- Thiếu máu, chậm lớn, suy nhược (vitamin B9 - folate/acid folic).- Thiếu máu hồng cầu to, rối loạn thần kinh, mệt mỏi, suy nhược (vitamin B12).Vitamin B có nhiều trong: Thịt lợn, trứng, đậu phụ, yến mạch, rau xanh đậm, cá, sữa, trứng, ngũ cốc nguyên hạt, thịt gia cầm, gan, đậu, hạt...4. Vitamin A
Nhu cầu vitamin A ở tuổi dậy thì tương đối cao do sự thay đổi nhanh chóng của cơ thể và sự gia tăng hoạt động của các tế bào. Vitamin A giúp tăng cường hệ miễn dịch, sự phát triển thị lực, giúp chống nhiễm khuẩn và hỗ trợ sự phát triển của xương. Thiếu vitamin A có thể khiến trẻ chậm lớn, mắc một số bệnh về mắt, tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng. Trẻ thiếu vitamin A thường có biểu hiện: Khô mắt, quáng gà, dễ nhiễm trùng, chậm lớn.Vitamin A có nhiều trong thực phẩm tự nhiên: Cà rốt, khoai lang, rau lá xanh đậm, bí đỏ, gan, trứng, cá...
